“Có lẽ chẳng cần nhà cửa cao sang, chẳng cần gì xa vời, có lẽ cuộc đời này ngắn lắm, tìm được người san sẻ, tìm được người cùng đi đến cuối con đường là đáng trân quý lắm rồi.”
Chú Hai là ông cụ mạnh khỏe nhất trong Câu lạc bộ tập thể dục mà tôi hay lui tới ở công việc. Chú sống riêng với vợ. Cả hai dù tuổi đã xế chiều nhưng vẫn dành cho nhau những tình cảm ấm áp như thuở đôi mươi.
Sáng sáng, người ta hay bắt gặp chú Hai đang chở vợ trên cái xe đạp cà tàng đi chợ. Chú bảo con cái cũng lớn, ai cũng có tổ ấm riêng, chỉ còn cô là nguồn sống duy nhất của chú trong cuộc đời này.
Dạo trước chú hay đau chân, cô hay dắt tay chú tập đi trên những con đường đầy lá rụng. Tôi thấy mà ngưỡng mộ, thấy mà thương hai bóng hình nương tựa với nhau vượt qua những ngày tháng bão giông trong cuộc đời.
Có đợt cùng ngồi uống trà ở góc vỉa hè ngay đầu hẻm, tôi mới có cơ hội hỏi chú về mối lương duyên của cả hai. Nghe câu hỏi, chú Hai cười lộ hàm răng thiếu mất hai cái. Vừa cười, đôi mắt ông cứ nheo nheo lại nhớ về những ngày tháng tươi trẻ tưởng chừng đã qua từ lâu lắm.
– “Tao với bả có yêu đương gì đâu bây. Ba mẹ đặt đâu tao ngồi đó chớ”
– “Dạ, tại con thấy chú với cô thương nhau quá”
– “Cưới nhau, sống cùng nhau, bên nhau vượt qua khó khăn cái tự nhiên thương nhau. Hồi đó tao có biết gì về bả đâu, thấy xấu xấu mà hiền hiền cái tao chịu.” Vừa nói chú Hai vừa cười, nhíu đôi mắt đã đầy vết chân chim.
– “Vậy mà mới đó tao với bả đã đi với nhau đến gần cuối cuộc đời rồi mày ơi. Thời gian, nhanh thiệt, có ai biết đâu mà trân trọng.” Chú Hai tiếp lời, nụ cười bỗng trở nên nhạt dần và ánh mắt chú lại nhìn xa xăm phía chân trời, nơi những đàn chim vỗ cánh về phương xa.
Câu nói ấy của chú cũng bất chợt khiến tôi trở về dòng suy nghĩ miên man, nơi cuộc sống tất bật dễ níu ta quên đi những điều đẹp đẽ ngay cạnh bên. Đôi lúc cứ mãi tìm kiếm những thứ chẳng có thật, những điều hư vô, con người lại dễ dàng quên mất những thứ đẹp đẽ ở ngay trong cuộc sống bình dị, chẳng có chút vướng bận.
Buổi sáng thứ ba, trời đẹp và có chút nắng, tôi quyết định dậy sớm và ra công viên hóng mắt. Định bụng gặp chú Hai để hỏi về mấy cái mạch điện mà hổm rày tôi cứ sửa hoài mà không được, chú Hai nhìn vậy mà là thợ sửa đồ nổi tiếng nhất xóm tôi. Vậy mà sáng hôm ấy ngồi mãi tôi cũng không thấy chú ra tập thể dục như mọi ngày. Thất thểu lê bước về nhà, tôi mới bắt gặp chú đang ngồi hóng mát chỗ đầu hẻm.
– “Nay con đợi chú ở công viên mà hoài không thấy chú ra”
– “Nay tao đi làm giấy tờ, tao với bả chuẩn bị đi du lịch mày ơi.”
– “Bả kêu muốn đi Huế, muốn coi cái chỗ vua ở gì đó. Bả cứ nằng nặc đòi đi.”
– “Hai cô chú cũng lớn tuổi rồi, mình cứ đi cho biết đây biết đó chú ha”
– “Ừa, từ xưa giờ bả khổ cực, ước mơ của bả là đi du lịch đó đây. Mà tính hoài, tính hoài có bao giờ đi được đâu. Tính bả kỹ lắm, đi cứ lo này lo kia. Con cái động viên hoài bả mới chịu đi đó chớ.”
– “Này là con cái tài trợ phải không chú ơi? Mình đi cho đã luôn”
– “Ừa mày, thằng Nam nó chuẩn bị hết rồi, tao với bả chỉ có vác cái thân đi thôi. Nó cũng năn nỉ bả hoài, kêu đã tính trước hết rồi. Bả thì cứ lo đi xa, nhiều cái rủi ro, nhiều cái bất ngờ. u cũng là lần đầu bả đi máy bay.”
– “Rồi anh Nam tính sao hả chú?”
– “Nó kêu đi du lịch mà có rủi ro thì có bảo hiểm tai nạn của Bảo Việt An Gia lo hết rồi. Bảo hiểm sẽ là một khoản dự phòng trước những cái bất ngờ xảy đến, tao với bả chỉ yên tâm mà đi thôi. Mà cũng nhờ vậy bả mới xuôi, đi đâu bả cũng lo lắng cho tao với cả gia đình. Cả đời bả có bao giờ sống riêng cho bản thân mình.” Nói đoạn, chú Hai uống cạn ngụm nước trà cuối cùng rồi đứng dậy đi về. Cái bóng dáng liêu xiêu của chú trĩu nặng một nỗi buồn xa xăm. Nhìn cái dáng buồn buồn của chú, tôi cũng quên mất ý định gặp chú để hỏi chuyện.