Sau biến cố đáng tiếc xảy ra khiến anh tạm xa ngôi trưởng ẩn khuất trong bản nhỏ, những đứa trẻ ngây thơ và dự định xây dựng một homestay để đón tiếp khách du lịch lui tới nơi đây, tạo thêm sinh kế cho buôn làng, thầy giáo Trường quyết định trở lại để viết tiếp ước mơ dang dở. Lần này, thầy Trường đã chuẩn bị một kế hoạch chi tiết.
Thấy bóng thầy Trường phía xa, đám trẻ nhỏ chạy ào tới líu ríu hỏi thăm sức khỏe của thầy, sao thầy lâu quay trở lại với tụi con. Đứa khoe tập viết mới đã hoàn thành, bức tranh vẽ bản làng hoàn thành từ trước khi thầy nghỉ đến giờ mới dám khoe, đặc biệt là bản vẽ một khu nhà vẽ đám trẻ và người đàn ông đứng quây quần đàn hát. Chúng đã phác thảo homestay trong mơ, nơi chúng có thể chơi đùa và làm quen với thật nhiều điều mới mẻ.
Ngay hôm sau, sau giờ lên lớp, thầy Trường bắt đầu tiếp kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng. Thay vì chỉ là một homestay nhỏ lọt thỏm dưới tán rừng, thầy dự định sẽ xây dựng một mô hình du lịch cộng đồng lưu giữ nét văn hóa truyền thống để giới thiệu với khách du lịch cũng như bảo tồn trong sinh hoạt cộng đồng.
Theo thầy Trường, vùng đất này đa số là người đồng bào Ba Na. Nhiều nét đặc thù riêng về kiến trúc và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người đồng bào vẫn còn lưu giữ tới ngày nay. Vì vậy, anh muốn duy trì, phục dựng lại những nét văn hóa và xây dựng một không gian bình yên cho du khách nghỉ ngơi.
“Một người bạn của mình làm họa sau khi thấy những bức ảnh mình chụp bản làng đã sẵn sàng giúp đỡ lên ý tưởng thiết kế. Ngoài lựa chọn phong cách phù hợp với văn hóa đồng bào, mình cũng dựa vào sự thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng, cố gắng giữ nhiều nhất cảnh quan hiện có”, anh Trường chia sẻ.
Sau khi ý tưởng hoàn thiện, anh cùng mọi người bắt tau vào xây dựng khu du lịch rộng hơn 1.000m2. Để xây dựng, tạo hình thù cho điểm du lịch, anh tận dụng những chất liệu sẵn có, xây dựng thêm mô hình, tiểu cảnh.
Ngoài việc phát triển tiềm năng sẵn có của địa phương, anh Trường mong muốn cùng với người dân làng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thông. Anh hướng dẫn, tuyển dụng bà con đồng bào làm dịch vụ du lịch, giúp bà con có thu nhập ổn định.
Từ khi có du lịch cộng đồng, bà con có công ăn việc làm. Bà con tích cực, nhiệt tình tham gia hoạt động đón, phục vụ khách du lịch. Các lễ hội, sự kiện có người già, người trẻ, con trai, con gái cũng tham gia đầy đủ. “Nhờ có thu nhập từ du lịch cộng đồng, bà con rất phấn khởi, cuộc sống gia đình đỡ hơn”, một người đồng bào tham gia chia sẻ.
học, thời gian phụ gia đình, chúng cũng dành thời gian chăm sóc khu du lịch. Bên cạnh khoản thu nhập thêm, chúng được gặp gỡ biết bao người, trò chuyện mở mang và tiếp xúc bao điều mới.
Thấy chúng hóa hức, bà con cũng hưởng ứng và chung tay, anh thấy mình đã thành công được bước đầu. Mô hình du lịch đang vào guồng thì anh nghe tin ba bị ốm nặng phải nhập viện. Lòng đau đáu nhưng anh chưa thể về ngay vì không có người đứng lớp. Sức khỏe bố đã yếu nhiều, mẹ cũng thường xuyên đau lưng, anh lo chuyện xã hội nhưng lại quên mất cách chăm lo người thân.
Lúc này, anh chợt nghĩ tới bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và đăng ký ngay cho ba mẹ gói bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú để ba mẹ được khám, chữa bệnh ở gần 200 cơ sở y tế chất lượng trên cả nước. Chỉ cần đăng ký qua điện thoại, cũng không cần kiểm tra sức khỏe trước nên anh đăng ký không mất nhiều thời gian mà bố mẹ có được ngay sự đồng hành của bảo hiểm.
Dù có sự đồng hành của bảo hiểm sức khỏe nhưng trong lòng anh vẫn bộn bề suy nghĩ. Những đứa trẻ nơi đây vẫn cần sự dìu dắt của người thầy, khu homestay vẫn cần có người quán xuyến, chăm sóc. Hiểu thấu lòng anh, thầy hiệu trưởng chia sẻ: “Lựa chọn là ở mình, nhưng gia đình có ấm êm thì sự nghiệp mới có đà phát triển. Giờ lòng anh đang canh cánh về ba mẹ, ở lại thêm thì không làm trọn đạo hiếu. Mà rời đi thì không nỡ. Dù anh có quyết định gì, mảnh đất này, con người nơi đây sẽ luôn cảm ơn và ghi nhớ những gì anh đã mang lại”.
Một người nữa khiến quyết định rời đi của anh thêm nhẹ nhàng là Đức. Em gửi cho thầy Trường một bức thư gài bên cửa sổ. Em nói thầy cứ yên tâm về thăm ba mẹ, mọi thứ ở đây có em và mọi người lo. Nếu có dịp, thầy lên thăm mọi người và homestay của chúng mình.
Ngày Trường rời bản đúng vào mùa xuân, hoa cà phê bung nở trắng cả triền đồi, vạn vật sinh sôi bừng sức sống như lời tạm biệt một người con của buôn làng. Anh bàn giao lại mọi thứ cho ba mẹ Đức và thầy hiệu trưởng để cùng vận hành khu du lịch, anh cũng vẫn luôn ủng hộ và hỗ trợ dù có ở xa.
Đối với anh, những ngày sống với ước mơ mang chữ cho con em ở vùng xa xôi, góp sức làm tươi mới buôn làng là những gì tuổi trẻ anh dành trọn vẹn. Giờ đây, dù có chia xa nhưng nhất định anh sẽ có ngày quay lại thăm mảnh đất nhỏ xinh này.
(Hết).