Sau những tháng ngày dài mòn mỏi, thành phố mở cửa và có hộ chiếu vaccine dành cho du lịch cũng là lúc giới trẻ chia ra làm ba phe: phe thứ nhất là những bạn trẻ vốn đã thích chu du, chờ ngày mở cửa trở để lại được tung bay, bù lại cho những tháng ngày nằm dài trong nhà vì giãn cách xã hội; phe thứ hai với những bạn vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà chùn chân hơn, ít phiêu lưu hơn trước; và phe cuối cùng với cuộc sống chẳng có gì thay đổi, họ vốn đã ngại dịch chuyển, khám phá nên họ chọn tiếp tục ở nhà dù có dịch bệnh hay không…

những câu chuyện trong thành phố
mình thấy stress vì phải ở nhà quá nhiều

Cô bạn Nhi – người sống theo chủ nghĩa khám phá, di dịch. Việc phải ở nhà 24 tiếng 1 ngày trong suốt mấy tháng trời là ác mộng với Nhi. Trước khi có dịch bệnh, tháng nào Nhi cũng đi du lịch, không có thời gian đi xa thì cô đi gần. Không đi được máy bay thì cô tự chạy xe đi. Nhi chẳng ngại đường xá gì, cứ có bạn bè rủ rê là cô không từ chối. Có cái cuối tuần hay lễ lộc nào mà bạn bè thấy Nhi ở nhà đâu.

stress vì ở nhà quá nhiều

Việc ở yên trong phòng mấy tháng trời không thể thay đổi tính cách thích trải nghiệm của Nhi. Ngược lại, cô càng cảm thấy tù túng và áp lực. Có những ngày cô nằm mơ thấy mình được đi xa với bạn bè mà bật khóc vì nhớ và thèm cảm giác được chạy xe rong chơi. Đối với cô, thành phố mở cửa không khác gì cô được trả về với tự do. Cô lại được hòa mình vào dòng người và ngắm những khung cảnh yêu thích của bản thân. Với Nhi, việc được chạy xe đi ngắm cảnh đường phố thôi đã là một hoạt động xả stress rất hữu ích rồi. Cô chỉ mong mình lại có thêm nhiều những chuyến đi để đi bù lại những ngày tháng tù túng trong nhà thời gian vừa qua.

hồi xưa mình đi chơi dữ lắm, giờ đỡ nhiều rồi

Dũng cũng là bạn trẻ có hứng thú với việc trải nghiệm và phiêu lưu. Anh cũng thường hay cùng bè bạn đi leo núi, đi phượt xuyên tỉnh… Nhưng đó là trước khi có dịch bệnh thôi. Dũng chứng kiến nhiều người trong xóm phải ra đi do dịch bệnh, rồi cả bản thân. Dũng cũng không may trở thành F0, khiến sức khỏe của anh có phần tệ hơn trước do di chứng của bệnh.

Vậy là từ một người cũng hay rong ruổi trên những cung đường như Dũng, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh mà anh trở thành người “hướng nội” hơn trước. Anh hạn chế đến những nơi công cộng, và từ sau giãn cách xã hội anh cũng chưa cùng anh em khám phá thêm vùng đất mới nào. Dũng bộc bạch rằng anh cảm thấy lo lắng nếu mình cứ giữ những thói quen và sở thích cũ, vì nó đã không còn phù hợp với thể trạng cũng như tính cách của anh bây giờ nữa.

trước giờ mình vẫn thế, cũng chẳng đi đâu nên không có gì thay đổi cả

Khác với Nhi và Dũng, Vy trước giờ ít tham gia các hoạt động xã hội. Vy cũng có rất ít bạn bè và cô tận hưởng cảm giác được ở nhà một mình sau những giờ làm việc trên công ty. Khi dịch bệnh ập đến, công ty cô là một trong những nơi đầu tiên được làm việc từ xa và cũng là công ty đến khi thành phố nới lỏng giãn cách vẫn tiếp tục chính sách này.

Vy vốn không có thói quen khám phá hay xê dịch gì nên việc ở nhà nhiều hơn không khiến cô bị ảnh hưởng tiêu cực như Nhi hay Dũng. Đổi lại cô càng sống an toàn hơn, và cũng không biết mình có cần bước ra ngoài để gặp gỡ nhiều người hơn hay cần phải trải nghiệm gì thêm nữa không. Cô cảm thấy bản thân mình sống như hiện tại đã đủ rồi. Cô thấy thế giới ngoài kia quá khó lường và cô cũng ngại phải bước ra khỏi vỏ ốc vốn đã quá an toàn và quen thuộc của mình rồi.

hãy giảm sự lo lắng bằng kế hoạch thay vì né tránh

Với Nhi vốn có tính thích phiêu lưu nhưng lại ít có cẩn thận suy tính kế hoạch rõ ràng với mỗi chuyến đi. Việc cô dịch chuyển nhiều như thế cũng khiến phụ huynh trăn trở. Vì mỗi khi hỏi đến cô có trang bị hay dự phòng gì cho chuyến đi chưa, cô lại lần lữa “không có thói quen lên kế hoạch”, “tới đâu tính tới đó”.

Hùng với Vy thậm chí vì lo lắng trước những rủi ro mà né tránh luôn cơ hội để được trải nghiệm. Với họ, việc an toàn nhất là hạn chế đi lại và ở yên trong nhà. Suy nghĩ đó đúng khi có thời điểm dịch bệnh bùng phát và số ca nhiễm tăng cao. Nhưng hiện tại, thế giới cũng bắt đầu thích ứng với bình thường mới thì việc cần thay đổi là làm sao để hòa nhập và trải nghiệm một cách an toàn hơn.

Nên thay vì chọn mặc kệ, “tới đâu tính tới đó” đầy nguy cơ như Nhi, hay thay vì chối bỏ luôn cơ hội để được mở mang kiến thức và làm mới bản thân như Hùng và Vy; chúng ta nên có những kế hoạch phòng bị cho những trường hợp bất trắc. Nhi có thể cẩn thận hơn khi lên kế hoạch bằng những phương án dự phòng, và đồ bảo hộ. Hùng và Vy có thể cân nhắc đến những tour khám phá đã có sẵn bảo hiểm…

tuổi trẻ là những chuyến đi
tuổi trẻ sống không hối hận

Ai khi đứng trước những trải nghiệm mới và những chuyến đi lạ đều ít nhiều có sự lo lắng bên cạnh sự hào hứng. Thay vì chọn cách tước bỏ cơ hội học hỏi và khám phá, hãy có những kế hoạch thông minh hơn để bản thân đừng hối tiếc về sau. Người ta thường hối hận về những cơ hội chưa thử hơn là những việc họ đã làm.

Các gói bảo hiểm tai nạn là một trong những phương án phòng bị cho rủi ro rất tốt. Các mức giá cũng đa dạng, phù hợp với khả năng của nhiều bạn trẻ, với điều kiện tham gia cũng đơn giản. Hãy chọn cho mình những trung tâm tư vấn bảo hiểm uy tín để nhận được tư vấn cũng mức đầu tư hợp lý.

Vậy nên các bạn trẻ à, hãy có những kế hoạch dự phòng chứ đừng để những nỗi sợ cản trở bước chân của bạn nhé.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307