Điều kiện hưởng bảo hiểm ngoại trú bạn nên biết

Ngoại trú là gì và điều kiện nhận bảo hiểm ngoại trú ra sao
Ngoại trú là gì và điều kiện nhận bảo hiểm ngoại trú ra sao

Ngày nay, các trường hợp thăm khám tại bệnh viện nhưng không cần nhập viện ngày càng phổ biến. Nhưng liệu rằng các trường hợp đó có được hưởng bảo hiểm không và đâu là căn cứ xác định các điều kiện hưởng bảo hiểm ngoại trú của bệnh nhân.

Cùng Medplus tìm hiểu nhé!

1. Điều trị ngoại trú là gì?

Hiểu một cách đơn giản, điều trị ngoại trú là hình thức điều trị mà bệnh nhân có thể sinh hoạt ở môi trường ngoài bệnh viện. Họ không cần nhập viện để được thực hiện điều trị cũng như các theo dõi và chăm sóc. ĐIều này cho bệnh nhân cảm giác tự do và không mất nhiều thời gian của họ, tuy nhiên bệnh nhân cần thăm khám định kỳ theo lịch hẹn để tối ưu hiệu quả điều trị của mình.

Điều trị ngoại trú được xác định là có thực hiện nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh. Nhưng khác với nội trú cần nhập viện, khi đăng kí ngoại trú thì người bệnh chỉ cần thực hiện một buổi khám chữa bệnh theo nhu cầu hoặc thực hiện việc điều trị ổn định theo yêu cầu từ bác sĩ.

Việc này giúp giảm tải bệnh nhân ở bệnh viện vì người điều trị trong trường hợp sức khỏe ổn định vẫn sinh hoạt trong điều kiện bình thường, chỉ cần tuân thủ quy định tái khám của bác sĩ.

2. Các quyền lợi khi điều trị ngoại trú

Điều trị ngoại trú là một hình thức khám chữa bệnh phổ biến hiện nay. Các quy định pháp luật có đề cập và quy định đến hình thức này. Các cơ sở y tế cũng thực hiện hình thức khám chữa bệnh này một cách phổ biến. Cho nên đây cũng là hình thức khám chữa bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm.

Quyền lợi khi điều trị ngoại trú
Quyền lợi khi điều trị ngoại trú

Khách hàng tham gia gói bảo hiểm sức khỏe sẽ được hưởng những quyền lợi điều trị ngoại trú gồm:

– Chi phí khám bệnh, thuốc kê toa của bác sĩ.

– Chi phí điều trị trong ngày (ngoại trừ trường hợp điều trị ung thư). Bởi việc điều trị ung thư kéo dài và phải xác định chi phí điều trị theo giai đoạn, theo lộ trình.

– Chi phí y học thay thế.

– Chi phí vật lý trị liệu, chi phí chẩn đoán, xét nghiệm, siêu âm… cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Điều đó có nghĩa, bạn không nhất thiết phải nằm viện qua đêm để được hưởng các chế độ quyền lợi.

Tuy nhiên, bảo hiểm ngoại trú là bảo hiểm không bắt buộc. Đây là quyền lợi bổ sung, tự nguyện mà bạn có thể tùy ý lựa chọn sử dụng để bảo đảm thêm các lợi ích của mình tùy thuộc vào điều kiện tài chính và mong muốn của bản thân.

3. Điều trị ngoại trú có được hưởng bảo hiểm không?

Như đã nói ở trên, điều trị ngoại trú có thể hưởng bảo hiểm ngoại trú tùy theo nhu cầu của người bệnh. Nhưng muốn được hưởng bảo hiểm ngoại trú cần phải có căn cứ và hồ sơ yêu cầu để bên bảo hiểm thông qua và quyết định chi trả cho bạn khoản chi phí thăm khám bệnh.

3.1. Căn cứ để hưởng bảo hiểm ngoại trú

Căn cứ rõ ràng và đơn giản nhất để hưởng bảo hiểm ngoại trú chính là giấy ra viện.

Căn cứ để hưởng bảo hiểm ngoại trú
Căn cứ để hưởng bảo hiểm ngoại trú

Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế quy định:

“Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.”

Như vậy, quy định này xác định người bệnh điều trị ngoại trú sẽ được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định khi tham gia vào việc khám chữa bệnh. Tuy nhiên, người muốn hưởng bảo hiểm ngoại trú phải có căn cứ xác nhận thời gian và địa điểm diều trị.

Tại các bệnh viện hiện nay, bệnh nhân chỉ cần xin giấy ra viện tại cơ quan y tế điều trị để có thể chứng minh điều kiện hưởng bảo hiểm. Đây cũng là thủ tục quen thuộc tại các bệnh viện nên sẽ không mất nhiều thời gian và chi phí.

Trong thông tin ghi chú của Giấy ra viện có xác định số ngày nghỉ để điều trị bệnh. Đây cũng là căn cứ để xác định quyền lợi, chế độ nhận được của người tham gia Bảo hiểm xã hội. Giấy tờ này giúp xác định số ngày nghỉ tương ứng, cũng chính là xác định việc chi trả của cơ quan Bảo hiểm.

Cơ quan bảo hiểm có sự phối hợp với cơ sở y tế trong hoạt động xác định chế độ chính xác. Đây cũng là quy định pháp luật giúp các bên liên quan xác định quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng của họ.

3.2. Hồ sơ để được nhận bảo hiểm ngoại trú

– Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động điều trị ngoại trú là Giấy Chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Đây là quy định để xác định trách nhiệm cung cấp giấy tờ liên quan của người lao động. Họ phải chứng minh được tham gia điều trị ngoại trú khi nghỉ việc tại đơn vị lao động. Thông qua cung cấp Giấy Chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH). Mẫu giấy này cũng được công ty Luật Dương gia cung cấp trong một bài viết khác.

Giấy chứng nhận này do cơ sở y tế thực hiện hoạt động khám chữa bệnh cấp cho người lao động. Thể hiện đúng hoạt động khám chữa bệnh, cũng như là căn cứ xác nhận của cơ sở y tế gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội. Từ đó phối hợp xác định đúng quyền hạn, trách nhiệm của các bên.

– Đồng thời, trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan BHXH căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của Giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ BHXH theo quy định (Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT). Cung cấp thông tin số ngày nghỉ để được hưởng chế độ tương ứng.

4. Kết luận

Người điều trị ngoại trú vẫn có quyền hưởng các chế độ bảo hiểm cũng như thực hiện cụ thể trong từng quyền lợi và các chi phí, trong đó phổ biến nhất là bảo hiểm ngoại trú. Do đó, bạn cần tham gia các chế độ bảo hiểm để nâng cao quyền lợi của mình khi điều trị bằng bất kì hình thức nào.

Liên hệ với chúng tôi tại đây!

Trả lời