Du lịch không nhất thiết phải đi cùng nhiều người và chịu bó buộc bởi ý kiến đa số, người trẻ có thể học thêm được nhiều bài học và kỹ năng từ những chuyến đi cô đơn, rời xa thành phố để có cho mình những trải nghiệm đáng quý.
Gia đình và bạn bè Trần Đức Anh đã quá quen thuộc với câu chuyện một mình xách balo lên đường của chàng trai (24 tuổi). Suốt 3 năm qua, Đức Anh đã có những chuyến du lịch một mình dài ngày hay ngắn ngày đủ cả. Trên hành trình ấy, anh chàng đã gặp vô vàn điều tử tế, con người và trải nghiệm tử tế.
Khi có người hỏi lý do lựa chọn đi du lịch một mình, Đức Anh cười gượng: “Mỗi chuyến đi là mình khám phá ra một điều mới. Mình không còn đặt nhầm vé máy bay, quên ví ở quầy bán vé ở nước ngoài, leo núi mà thiếu nước uống. Đi một mình giúp bản thân mình tự tin hơn, bớt nhát hơn ngày xưa”.
Khi thấy mọi người vẫn chưa thể tin được một chàng trai nhút nhát, rụt rè lại có thể có can đảm xách balo lên đi một mình, Đức Anh mở lại Facebook cá nhân, thuật lại những chuyến đi ấn tượng nhất bạn từng trải qua để chứng minh.
Mọi chuyện bắt đầu bằng chuyến đi của nhóm bạn cấp 3 đi dọc cung đường Bắc Trung Bộ. Thời điểm đó, chàng trai đang học năm cuối Đại học, luận văn còn chưa bắt đầu, lịch làm thêm kín mít, Đức Anh không muốn nhận lời, nhất là khi biết trong đoàn có những người mình không quen.
Nhưng với tính cách chưa bao giờ từ chối, sợ mất lòng người khác và ngại thể hiện quan điểm cá nhân, Đức Anh đành nhận lời dù trong lòng đầy hối hận. Những ngày đầu tiên, dù mọi người đều cười nói vui vẻ, chỉ Đức Anh lặng thinh. Tình cờ, cả nhóm thấy một cô bé bị cướp dọc đường. Đức Anh là người đầu tiên chạy lại đỡ và hỏi han mới biết em đang trên đường về trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi.
Sau chuyến đi trong 7 ngày, vượt hơn 1.000km trong cái nóng lên tới gần 40 độ, nhìn thấy niềm vui khi giúp được một con người xa lạ, cả đoàn như gắn bó với nhau hơn, Đức Anh mới hiểu đi du lịch để quen biết thêm người lạ cũng thú vị. Lúc đó, trong đầu anh lóe lên suy nghĩ táo bạo. “Mình nghĩ hay là thử đi du lịch một mình, không cần ghép đoàn nào cả, biết đâu bản thân sẽ thu lượm được nhiều hơn khi đi với đội nhóm”, Đức Anh kể lại.
Suy nghĩ và âm thầm hành động, Đức Anh chăm chỉ làm việc, tích góp tiền bạc và dành thời gian lên kế hoạch đi du lịch một mình.
Trong chuyến đi Cao Bằng, Đức Anh đã học cách “xin đồ” để quyên góp từ thiện cho một lớp học trẻ em vùng cao. Ban đầu, anh nhận được tin một cô giáo muốn xin 20 đôi dép cho học trò, rồi cô xin tài trợ thêm hơn 25 bộ quần áo mới cho các em. Đức Anh lập tức đăng trên trang cá nhân xin đóng góp của mọi người.
Anh không khỏi bất ngờ khi nhận được hỗ trợ 40 đôi dép học sinh, 100 bộ quần áo mới cho các em cùng bánh kẹo, đồ dùng học tập. Một mình anh chàng chở bằng xe máy đi lên Cao Bằng. Do chưa từng đi đường đèo và chở nhiều đồ lỉnhkỉnh, Đức Anh gặp tai nạn dọc đường.
“Chuyến đi Cao Bằng do chủ quan và bản thân cũng muốn thử sức một mình du lịch nên mình không lường trước được sự việc. Cũng may trên đoạn đường mình gặp được Bảo. Bạn cũng đang đi một mình lên Lạng Sơn, khi biết mục đích chuyến đi, Bảo ngỏ lời chở giúp đồ lên Cao Bằng”, Đức Anh chia sẻ.
Lần đầu tiên gặp một người cũng thích đi du lịch giống mình, Đức Anh thấy được đồng cảm và dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ giấu kín bên trong. Đôi khi hai người tận hưởng những khoảng không gian riêng để tự chiêm nghiệm cuộc sống, không đòi hỏi sẻ chia. “Khi chia tay, Bảo cũng không để lại số điện thoại. Cậu nói có duyên ắt gặp lại. Hóa ra chia sẻ với người lạ lại dễ dàng đến thế”, Đức Anh nhớ lại.
Ngoài ra, khi “xuống đồng bằng lên vùng núi”, anh trò chuyện và học được văn hóa của các vùng miền qua những lần tiếp xúc với người bản địa. “Mình học được nhiều lắm, nhất là văn hóa uống rượu. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng mình cũng học được cách chặt gà, chuẩn bị đồ ăn cho 26 người khi trở thành nhân viên part-time cho một homestay”.
Đức Anh cũng từng dành 4 ngày sống nơi làng quê với lũy tre làng và cánh đồng thẳng cánh cò bay. Anh dậy sớm ra đồng, theo dõi đời sống sinh hoạt không bị ảnh hưởng bởi khói bụi, nhà cao tầng, tham quan xóm làng toàn nhà sàn gỗ, cây cỏ, xem trẻ con chạy nhảy chơi đủ trò.
Sau nhiều chuyến đi, Đức Anh tự làm ra một “cẩm nang”, bí quyết dài hơi cho mình cũng như chia sẻ cho những ai đang nung nấu ý định du lịch một mình.
- Tìm hiểu kỹ địa điểm muốn đến, mua trước vé tàu, máy bay và khách sạn.
- Lên danh sách lịch trình du lịch, lưu ý dự trù thời gian và phương tiện di chuyển từng nơi kèm phương án dự phòng.
- Hỏi người dân địa phương để có trải nghiệm tốt nhất về việc ăn uống, đi lại.
- Tham gia gói bảo hiểm tai nạn của Bảo Việt An Gia, để nhận được hỗ trợ tối đa khi xảy ra sự cố cũng như có thêm điểm tựa tài chính để an tâm trên những chuyến độc hành. Cuối cùng thường xuyên tập thể thao để duy trì sức bền nếu không muốn chuyến du lịch rơi vào bế tắc khi sức khỏe không cho phép.
Trong thời gian tới, Đức Anh đang lên kế hoạch cho những chuyến ngao du với hai địa danh là An Giang và Nha Trang, với tinh thần “đừng áp suy nghĩ du lịch phải đi nhiều người. Nếu vui thì hãy cứ đi một mình để không phải nuối tiếc”.