Từ tình thương với học trò, ngày ngày các giáo viên phải lặn lội đường xa, cõng trên lưng sách vở, lương thực vượt núi cao, sông sâu đến đến các bản vùng vùng xa dạy chữ cho học sinh. Những ánh mắt trong trẻo háo hức nuốt từng lời giảng, ước mơ còn bỏ ngỏ khiến nhiệt huyết với nghề của các thầy cô vẫn ấm nóng như những ngày đầu.

gian nan cắm bản dạy chữ

Dù được mời về trường công lập giảng dạy ngay khi vừa ra trường nhưng anh Huỳnh Minh Trường lựa chọn rời Đà Nẵng, rời vòng tay gia đình và người thân, tình nguyện đem con chữ lên vùng rẻo cao tỉnh Kon Tum.

Trước đây ở đồng bằng thuận lợi, đến khi lên nhận công tác miền núi, Trường mới thấy vất vả nhường nào. Ở đây toàn đường đất, dốc đứng, làm gì có phương tiện đi lại. “Từ trung tâm huyện lên điểm trường đều phải cuốc bộ. Ngày nắng thì đỡ, chứ ngày mưa vất vả lắm”, thầy Trường kể.

Những ngày đầu đến với học sinh miền núi, thầy giáo Trường ngỡ ngàng bởi sự khó khăn, thiệt thòi mà các em nhỏ ở đây phải chịu. Lúc bấy giờ, học trò của anh không có cả những kỹ năng tối thiểu nhất, kể cả ước mơ nhỏ nhoi đời thường. Nhìn học sinh ngây thơ, thầy giáo trẻ không khỏi xót xa. “Các em còn quá nhỏ, nếu không được học hành, dạy dỗ cẩn thận sẽ có bao nhiêu thế hệ ở vùng non cao này không có tương lai tươi sáng”, anh Trường bày bỏ.

hành trình mang chữ về vùng cao cho các em

Điều khó khăn đầu tiên là nhận thức của phụ huynh con em. Đồng bào ở đây chủ yếu là người đồng bào Ba Na. Hàng năm, bà con tổ chức rất nhiều lễ hội và mỗi khi có lễ hội thường cho con ở nhà nên việc đến lớp của các em không được đều đặn.

Ngoài ra, ở đây 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, việc giao tiếp bằng tiếng Việt cũng hạn chế, khiến anh gặp khó khăn trong giao tiếp, truyền dạy. Việc học lớp ghép cũng làm cho giáo viên vất vả gấp bội. Bản thân mấy đứa học trò nhỏ, cái chữ không thú vị bằng những tổ chim trên rừng, con cá dưới suối.

Điều cản bước anh phải kể tới sức khỏe. Trai thành phố đã quen ngồi văn phòng, chỉ chút mưa nắng thất thường là cảm cúm liên miên. Thời gian đầu về trường, cái lạnh ở đây khiến anh ốm triền miên. Thêm vào đó, đường sá khó khăn, thực phẩm tươi sống như thịt, cá là những hứ xa xỉ. Có thời gian, thầy Trường cùng nhiều giáo viên khác phải ăn cá khô ròng rã cả tháng trời.

Cảm nhận những điều bình dị, tình thương học trò của thầy giáo Trường nhân lên gấp bội. Anh quyết tâm bám trụ mảnh đất đầy khó khăn này để dìu dắt đàn em tiến bộ. Anh cùng các giáo viên trong trường gọi nhau vào tận nhà các em tuyên truyền, vận động. Ban ngày là thời gian phụ huynh đi nương rẫy đến tối mịt mới về. Do đó, cứ nhập nhoạng tối là giáo viên trong trường rủ nhau vào làng. Những con đường dốc đứng, vào mùa mưa trơn như bôi mỡ khiến Trường không ít lần trượt ngã. Cũng trên hành trình vận động học sinh ra lớp, thầy Trường đã gặp không ít tình huống “dở khóc dở cười”.

những em nhỏ hiếu học vùng cao

Có lần giáo viên đến nhà học trò vào đúng bữa cơm. Thấy thầy giáo, phụ huynh liền kéo vào giữa nhà rồi đem rượu ra mời. Không thể chối từ, thầy giáo đành phải tiếp rượu phụ huynh. Trong cuộc rượu, thầy giáo nói hoài nói mãi về con chữ, về cách thoát nghèo. Mải vận động phụ huynh, thầy giáo say lúc nào không biết, đành ngủ lại nhà trò, chờ sáng rõ xuống núi về trường. Thế rồi cũng sáng hôm ấy, chính em học trò cá biệt hay nghỉ học đã quay về với lớp.

Thầy Ninh còn nghĩ ra cách mua bánh kẹo để dụ học sinh đi học. Không chỉ vậy, thầy còn thành lập các hội nhóm múa lân, bóng đá, thể thao để giữ chân học trò.

một ý tưởng táo bạo

19 giờ, sau bữa cơm tối, thầy Trường cầm chiếc điện thoại tìm chỗ cao để dò sóng gọi về nhà. Mấy ngày vừa rồi mưa như trút nước, chẳng biết quê nhà có thiệt hại gì không. Do mưa bão, sóng điện thoại chập chờn. Tiếng mẹ già cứ tắc tịt trong loa. Qua vài lời hỏi thăm, người mẹ lại nhắc con lấy vợ. Thầy Trường chẳng biết trả lời sao, đành tìm chuyện khác nói lảng đi.

Anh khuyên mẹ dành thời gian đi chơi nghỉ ngơi để thoải mái hơn, còn chuyện công việc của anh, khi nào ổn thỏa anh sẽ quay về. Anh kể cho mẹ bé Thảo hiền lành, học giỏi nhưng ít nói, thằng Linh lém lỉnh và học rất nhanh nhưng chỉ vì hoàn cảnh gia đình nên học “buổi được buổi cái”. Mẹ anh cười, khuyên anh giữ gìn sức khỏe và sớm tìm người bạn đời tâm đầu ý hợp cho gia đình đỡ trông mong.

Chợt một ý tưởng lóe lên khi mẹ anh kể câu chuyện sắp tới sẽ đi nghỉ dưỡng gần với thiên nhiên. Ở đây, không khí trong lành, con người hào sảng với rất nhiều nét đẹp văn hóa, chỉ thiếu một kế hoạch làm du lịch hoàn chỉnh, quy hoạch cơ bản để có thể đón khách tới.

Nhưng anh cũng lo lắng nếu thương mại hóa vùng đất này, liệu những đứa học trò nhỏ của anh có bỏ học đi làm kinh tế như ba mẹ chúng đang làm? Chúng có lấm bụi như những bức ảnh trẻ nhỏ ở Sa Pa mà anh từng thấy trên truyền thông? Một bên anh muốn góp phần làm giàu vùng đất, tăng sinh kế cho cha mẹ các em để các em có cơ hội đi học. Một bên anh sợ lũ trẻ sẽ chạy theo đồng tiền, bỏ qua cái chữ, chẳng thể trưởng thành đúng hướng.

Anh tâm sự điều này cho thầy hiệu trưởng ý định của mình và thật bất ngờ, thầy cũng từng có suy nghĩ giống anh. Sau cuộc trò chuyện tâm huyết ấy, anh đã có quyết định.

(Còn tiếp).

kế hoạch mang con chữ về miền núi dạy các em nhỏ
Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307