Mặc dù thẻ bảo hiểm sức khỏe thường cho phép bạn nhận các phương pháp điều trị được bảo lãnh viện phí mà không phải lo lắng về số tiền mặt bạn mang theo, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Hãy cùng Medplus tìm hiểu về 3 trường hợp mà chủ hợp đồng sẽ không được bảo lãnh viện phí trong bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Bảo lãnh viện phí là gì?
Bảo lãnh viện phí là hình thức công ty bảo hiểm thanh toán trực tiếp một phần, từng phần hoặc tất cả chi phí y tế cho khách hàng khám và điều trị tại bệnh viện.
Theo đó, các khách hàng tham gia bảo hiểm sức khỏe sẽ được sử dụng dịch vụ bảo lãnh chi phí nội trú tại các bệnh viện trong hệ thống bảo lãnh viện phí nội trú của công ty bảo hiểm.
Khi bạn thực hiện điều trị nội trú, phẫu thuật tại các bệnh viện trong hệ thống bảo lãnh chi phí nội trú của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm bảo lãnh thanh toán các chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm. Người được bảo hiểm chỉ phải thanh toán cho bệnh viện phần chi phí không thuộc phạm vi bảo hiểm.
2. Thẻ bảo lãnh viện phí là gì?
Thẻ bảo lãnh viện phí là thẻ do công ty bảo hiểm cung cấp cho người được bảo hiểm và cần xuất trình với cơ sở y tế khi người được bảo hiểm điều trị, phẫu thuật tại cơ sở y tế đó.
Tác dụng của thẻ bảo lãnh viện phí: Khi làm thủ tục nhập viện điều trị nội trú, phẫu thuật tại các bệnh viện trong hệ thống bảo lãnh viện phí của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm vui lòng xuất trình Thẻ bảo lãnh viện phí với nhân viên y tế để được bảo lãnh viện phí.
Trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú hoặc khám chữa bệnh nội trú, phẫu thuật tại bệnh viện không thuộc hệ thống bảo lãnh viện phí của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm cần chú ý thanh toán chi phí y tế, thu thập hồ sơ bệnh án, hóa đơn khám chữa bệnh… để làm cơ sở yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm.
3. Lợi ích của bảo lãnh viện phí
Khi tham gia dịch vụ bảo lãnh viện phí giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng chi phí nằm viện/ khám bệnh mà không cần nhiều thủ tục phức tạp như: thu thập hồ sơ yêu cầu bồi thường. Việc hưởng lợi chỉ cần xuất trình Thẻ bảo lãnh và giấy tờ tùy thân (CMND, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh đối với trẻ em) trước khi sử dụng dịch vụ y tế.
4. Các trường hợp không được bảo lãnh viện phí
Những trường hợp sau đây thì người tham gia bảo hiểm sẽ không được bảo lãnh:
- Không cung cấp đầy đủ thẻ bảo lãnh/giấy tờ tùy thân theo quy định
- Người được bảo hiểm chấm dứt bảo hiểm trước thời hạn ghi trên thẻ bảo hiểm.
- Các chi phí phát sinh không thuộc phạm vi bảo hiểm
(Những trường hợp chưa đủ thông tin để xác nhận bảo lãnh, cần xác minh thêm.)
5. Tạm kết
Bài viết cung cấp một số thông tin về bảo lãnh chi phí khi điều trị. Điều lưu ý rằng, với mỗi công ty bảo hiểm sẽ có gói bão lãnh với danh sách bệnh viện và phòng khám khác nhau. Bạn nên tìm hiểu và xem xét những bệnh viện đó có thể đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của bạn trong tương lai.
Hy vọng những thông tin về bão lãnh viện phí có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY. Và đừng quên ghé thăm Blog hỏi đáp bảo hiểm của Medplus để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
- (2022) Lựa chọn bảo hiểm sức khỏe dài hạn và ngắn hạn
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe thay đổi cách bạn chăm sóc con mình như thế nào?
- [2022] Chi phí chữa trị virus đậu mùa khỉ có được bảo hiểm sức khỏe chi trả?
- [2022] Độ tuổi thích hợp để mua bảo hiểm sức khỏe là bao nhiêu?
- [2022] Khoản khấu trừ trong bảo hiểm sức khỏe là gì?
- [2022] Cách yêu cầu bồi thường bảo hiểm bệnh tiểu đường trong bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Phình động mạch não mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- Bảo hiểm sức khỏe – Quy mô gia đình ảnh hưởng chi phí bảo hiểm sức khỏe như thế nào? [2023]
- Bảo hiểm thương mại là gì? Hình thức và lợi ích của sản phẩm
- Biểu phí Bảo hiểm sức khỏe VBI Care cập nhật năm 2022