Đóng bảo hiểm là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp sử dụng lao động. Tuy nhiên, các loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thì không phải chủ lao động nào cũng biết các quy định liên quan đến bảo hiểm — đặc biệt là những doanh nghiệp mới hoạt động.
Do đó, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Medplus về 4 loại bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động tại Việt Nam bạn nhé!
1. Bảo hiểm bắt buộc là gì?
Bảo hiểm ra đời với mục đích bảo vệ quyền lợi người dân cũng như lợi ích công cộng toàn xã hội. Đối với các loại bảo hiểm bắt buộc ở Việt Nam, người dân buộc phải tham gia và đóng mức phí theo quy định.
Đặc biệt với người lao động, các loại bảo hiểm khi đi làm là vô cùng cần thiết. Bản thân doanh nghiệp cũng có trách nhiệm hoàn thành đầy đủ bảo hiểm cho nhân viên. Hiện nay, có thể liệt kê 4 loại bảo hiểm bắt buộc mà bạn phải đóng khi đi làm.
2. 4 loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động
Hiện nay, Pháp luật có quy định một số loại bảo hiểm bắt buộc mà người dân và doanh nghiệp phải tham gia:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mỗi loại hình bảo hiểm sẽ có những quy định khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 4 loại hình bảo hiểm bắt buộc này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
2.1. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, bảo hiểm xã hội được chia làm 3 loại chính là:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Buộc mọi người và doanh nghiệp đều phải tham gia, người tham gia được hưởng theo các chế độ:
- Bệnh tật
- Thai sản
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Nghỉ hưu
- Qua đời
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người dân hoàn toàn tự nguyện đăng ký theo nhu cầu, Nhà nước đứng ra tổ chức và chi trả trong trường hợp: Nghỉ hưu Qua đời
Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung: Đây là loại bảo hiểm mang tính bổ sung cho trường hợp nghỉ hưu trong bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người tham gia sẽ đầu tư và tích lũy như một tài khoản hưu trí cá nhân.
2.2. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức và quản lý nhằm tạo một nguồn quỹ chung để chi trả lúc cần thiết cho người dân. Có tính chất tương tự như bảo hiểm xã hội, tuy nhiên đây là loại bảo hiểm về chăm sóc sức khỏe. Người tham gia sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khi khám chữa bệnh.
Theo quy định, bảo hiểm y tế có hai loại là: bắt buộc và tự nguyện. Đối với cán bộ công nhân viên chức, tổ chức hưởng lương từ Nhà nước, doanh nghiệp việc đóng là bắt buộc. Đặc biệt, người lao động sẽ được doanh nghiệp đứng ra trả ⅔ chi phí bảo hiểm y tế bắt buộc.
2.3. Bảo hiểm thất nghiệp
Trong bối cảnh tình hình hiện nay bảo hiểm thất nghiệp mang lại nhiều sự an tâm cho người lao động. Khi tham gia, người dân sẽ được hưởng một phần hỗ trợ trong trường hợp mất việc, thất nghiệp. Từ đó giúp duy trì mức sống ổn định đến khi tìm được việc làm mới cho người tham gia.
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động. Ngoại trừ những người đang đi làm hưởng lương hoặc có thu nhập từ công việc khác.
Xem ngay: Những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
2.4. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Bảo hiểm này đóng vai trò quan trọng trong số các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp. Đặc biệt với nhiều ngành nghề nguy hiểm, rủi ro. Bảo hiểm sẽ giúp bù đắp một phần khó khăn cho người lao động khi xảy ra tai nạn không mong muốn. Bên cạnh đó tạo một nguồn quỹ vào các hoạt động phòng tránh tai nạn lao động.
Có 2 nhóm đối tượng lớn bắt buộc phải tham gia bảo hiểm này:
- Lượng lực người lao động, cán bộ công nhân viên chức.
- Doanh nghiệp sử dụng lao động.
3. Tạm kết
Ngoài 4 loại bảo hiểm bắt buộc dành cho người lao động mà còn có các loại hình bảo hiểm tự nguyện mà người lao động có thể tham gia để bảo vệ và giúp ích cho người lao động.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY. Và đừng quên ghé thăm Blog hỏi đáp bảo hiểm của Medplus để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
- 3 đặc điểm nổi bật của gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo FWD
- 5 gói bảo hiểm FWD nổi bật năm 2023
- Bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng_2022
- Bảo hiểm tai nạn con người – 8 Yếu tố quan trọng để lựa chọn chương trình bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm tai nạn là gì? Phạm vi bảo hiểm và các rủi ro được bảo hiểm tai nạn chi trả [2022]
- Bảo hiểm trùng (Double Insurance) là gì? 4 tiêu chí phân biệt bảo hiểm trùng và đồng bảo hiểm
- 3 Lợi ích khi mua bảo hiểm nhân thọ từ ngân hàng [2023]
- 6 chính sách bảo hiểm bảo vệ doanh nghiệp nhỏ
- Bảo hiểm trọn đời – Cách thức hoạt động và quyền lợi của bảo hiểm trọn đời [2022]
- [2022] Các loại bảo hiểm sức khỏe cho bé theo từng giai đoạn
- Sự khác biệt giữa bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân – 2022