Mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là một cách thức hiệu quả giúp bạn chống chọi lại những căn bệnh này bằng số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm cung cấp. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết rõ về gói bảo hiểm cũng như cách mua bảo hiểm để có lợi nhất.

Do đó, Medplus chia sẻ bài viết này đến bạn đọc với hy vọng bạn đọc sẽ mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo tốt nhất. Nếu thấy bài viết hữu ích đừng quên chia sẻ đến với gia đình và bạn bè nhé!

1. Bệnh hiểm nghèo là gì?

Bệnh hiểm nghèo là gì
Bệnh hiểm nghèo là gì?

Sự thật là hiện tại chưa có một định nghĩa chính thức về bệnh hiểm nghèo. Theo nhiều văn bản pháp luật của nhà nước thì bệnh hiểm nghèo được hiểu “là bệnh nguy hiểm đến tính mạng” (Nghị định 76/2003/NĐ-CP) và “khó có phương thức chữa trị” (Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP).

Xem ngay: Danh sách 56+ bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm theo quy định nhà nước

2. Lợi ích khi mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là hình thức bảo hiểm tự nguyện giúp khách hàng có thêm nguồn kinh phí điều trị nếu không may mắc bệnh.

Khi mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, nếu có chẩn đoán bệnh bất kể giai đoạn sớm hay muộn, người bệnh đều sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một khoản tiền cụ thể như đã cam kết trước trong hợp đồng. Số tiền này có thể là 100% hoặc một tỷ lệ của tổng số tiền bảo hiểm.

Lợi ích của bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
Lợi ích của bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Những ưu điểm của loại bảo hiểm này là:

  • Người tham gia được tự do quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm, cũng như phạm vi các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm và mức độ chi trả cho các giai đoạn bệnh
  • Với số tiền chi trả đã được xác định trước và thủ tục chi trả nhanh chóng (trong vòng 15 ngày kể từ khi có hồ sơ yêu cầu chi trả hợp lệ), người bệnh có thể ngay lập tức lên kế hoạch cho kinh phí điều trị một cách chủ động hơn.

Phí tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo rất đa dạng. Bỏ ra vài trăm nghìn tiền phí mỗi năm, khách hàng có thể được chi trả quyền lợi lên đến vài trăm triệu. Như vậy bảo hiểm cho nhóm bệnh này không đòi hỏi, bạn phải có nhiều tiền mới tham gia được. Trái lại, đây là một cách bảo vệ kinh tế gia đình khỏi sa sút nếu không may bị bệnh.

3. 4 lưu ý khi mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Dưới đây là 4 lưu ý khi bạn mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo:

Lưu ý khi tham gia bảo hiểm toàn diện bệnh hiểm nghèo
Lưu ý khi tham gia bảo hiểm toàn diện bệnh hiểm nghèo

3.1. Thời gian chờ

Thời gian chờ là khoảng thời gian không được bảo hiểm sau khi ký hợp đồng và đóng phí, thường là 90 ngày, tùy thuộc hợp đồng cụ thể. Bạn chỉ được bảo hiểm nếu bệnh được phát hiện lần đầu sau khoảng thời gian chờ này. Ngoài ra cũng nên tìm hiểu thời gian chờ của các quyền lợi phụ (nếu có) như điều trị nội trú, tử vong do tai nạn và bệnh khác. Thời gian chờ không áp dụng khi bảo hiểm tái tục liền mạch, giúp hiệu lực bảo hiểm không bị gián đoạn.

3.2. Đọc kỹ danh mục bệnh hiểm nghèo và các mức độ bệnh thuộc phạm vi bảo hiểm

Không thể xem qua loa phạm vi bảo hiểm khi ký kết hợp đồng. Thực tế là có nhiều tên bệnh, cũng như quy định về mức độ nặng nhẹ của bệnh khác hoàn toàn với suy nghĩ và cách hiểu của bạn. Bạn không nên đọc qua loa, để bản thân bị động vì nghĩ mình được bảo hiểm cho một rủi ro bệnh nào đó nhưng thực tế lại không phải. Tờ rơi và tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm tuy dễ hiểu nhưng không phải là hợp đồng chính thức.

3.3. Nắm rõ điều khoản loại trừ của bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Mọi loại bảo hiểm đều có điều khoản loại trừ, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cũng không ngoại lệ. Nếu bạn rơi vào những trường hợp này thì sẽ không được bảo hiểm, dù đã đóng phí. Vì thế cần phải nắm rõ điều khoản loại trừ cụ thể của hợp đồng để tránh thiệt hại không nên có.

Nhìn chung, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo sẽ không chi trả cho:

  • Bệnh có trước khi mua bảo hiểm
  • Người được bảo hiểm nhiễm HIV không do tai nạn trong khám chữa bệnh, thi hành nhiệm vụ
  • Bệnh gây ra bởi thói quen hoặc hành vi tác động xấu lên sức khỏe của người được bảo hiểm.

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cũng thường không dành cho người:

  • Có rối loạn tâm thần, thần kinh, phong
  • Bị thương tật vĩnh viễn quá 50%
  • Đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật.

Để được chi trả khi mắc bệnh hiểm nghèo, người được bảo hiểm phải còn sống ít nhất 15 – 30 ngày sau khi có chẩn đoán bệnh, theo điều khoản hợp đồng cụ thể.

3.4. Khai báo trung thực các thông tin của bản thân với công ty bảo hiểm

Không yêu cầu khám sức khỏe, bạn chỉ cần khai báo các thông tin về sức khỏe, lối sống, công việc, bệnh sử gia đình… để làm căn cứ ký hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên không vì thế mà bạn có thể qua loa hoặc khai sai sự thật những thông tin bất lợi. Như thế, dù đã ký hợp đồng, công ty bảo hiểm vẫn có quyền từ chối chi trả. Việc phát hiện lỗi của khách hàng là khá dễ dàng với nghiệp vụ lâu năm của những công ty bảo hiểm lớn.

Tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là một cách chia sẻ với cộng đồng. Nếu bạn không phải dùng đến số tiền bảo hiểm, phí đã đóng sẽ được dùng để giúp những người kém may mắn hơn. Nếu không may mắc bệnh, bảo hiểm sẽ giúp bạn bớt đi đáng kể lo âu để giữ vững tinh thần vượt qua bệnh tật. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin hữu ích cho hành trình tìm kiếm sự bảo vệ phù hợp nhất của bạn.

4. Tạm kết

Trong thời đại ngày nay, công nghệ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó đã cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta, nhưng nó cũng làm gia tăng căng thẳng và khả năng mắc các bệnh hiểm nghèo. Ngày nay, chúng ta thường nghe nhiều người được chẩn đoán mắc các bệnh hiểm nghèo như đau tim, tê liệt, ung thư, suy thận,..

Căn bệnh này không chỉ gây khó khăn về tài chính mà còn gây ra nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bệnh và gia đình. Cách tốt nhất để dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng như vậy là mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo. Do đó, hãy nhớ 4 lưu ý khi mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo được chia sẻ ở trên để có được chính sách bảo hiểm tốt nhất bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bảo hiểm, hãy để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 để được tư vấn sớm nhất bạn nhé.

Trả lời