Nắm rõ thời điểm hợp đồng bảo hiểm vô hiệu sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi và có phương án tiếp tục tham gia phù hợp. Mặt khác, việc biết về thời điểm và lí do hợp đồng bị vô hiệu, bạn sẽ có thể khôi phục lại giá trị hợp đồng.

Nắm rõ thời điểm hợp đồng bảo hiểm vô hiệu sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi
Nắm rõ thời điểm hợp đồng bảo hiểm vô hiệu sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi

Qua bài viết dưới đây, Medplus sẽ nói cho bạn về những lí do khiến hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu và cách giải quyết.

1. Ảnh hưởng của việc hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu

Được ký kết dưới sự thỏa thuận giữa người mua và công ty bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm đóng vai trò quan trọng bởi đó là cơ sở để công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi cho người tham gia.

Ảnh hưởng của việc hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu
Ảnh hưởng của việc hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu

Khi hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu thì nó sẽ mất đi giá trị pháp lý và người mua không nhận được quyền lợi tương ứng dù cho có xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Việc vô hiệu hợp đồng được chia thành 2 loại là hợp đồng vô hiệu toàn phần và hợp đồng vô hiệu một phần, cụ thể:

  • Hợp đồng vô hiệu toàn phần xảy ra khi tất cả điều khoản và chính sách đã thỏa thuận trước đó, vi phạm quy định của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Điều này dẫn tới không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia ký kết.

  • Hợp đồng vô hiệu từng phần xảy ra khi một phần nội dung trong hợp đồng bị mất hiệu lực, nhưng không ảnh hưởng tới tính hiệu lực của phần còn lại trong giao dịch.

2. Những trường hợp khiến hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu

Không đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn

Để đáp ứng nhu cầu mua bảo hiểm ngày càng cao, nhiều công ty cho phép người tham gia trả phí định kỳ theo tháng hoặc năm. Nhưng do chưa thật sự hiểu về hình thức này nên nhiều người đã không thanh toán phí bảo hiểm đúng hạn cho công ty.

Để đề phòng tình huống đó, công ty bảo hiểm cho phép gia hạn thời gian đóng phí nhưng nếu quá hạn cho phép mà người tham gia vẫn chưa đóng phí thì phát sinh hai trường hợp sau:

Một là, hợp đồng bảo hiểm không có giá trị hoàn lại, đồng nghĩa hợp đồng bị vô hiệu và người tham gia không được hoàn phí bảo hiểm đã đóng.

Hai là, khi hết thời gian gia hạn đóng phí nhưng người mua vẫn chưa đóng phí và không yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì sẽ bị khấu trừ các quyền lợi và lãi suất tích lũy của hợp đồng, cụ thể:

  • Nếu mức phí một lần đóng lớn hơn giá trị của quyền lợi nhận được, khoản nợ chi phí sẽ được tạm ứng từ giá trị quyền lợi hiện kiệm của hợp đồng và hợp đồng vẫn có hiệu lực.

  • Nếu giá trị tiền mặt cấn trừ vẫn không bù đắp hết cho mức phí bảo hiểm thì hợp đồng sẽ chuyển đổi kỳ đóng phí với thời gian ngắn hơn (tối thiểu là một tháng)

  • Nếu giá trị tiền mặt trừ nợ (nếu có) không đủ đóng phí bảo hiểm hàng tháng, sau khi hết thời gian gia hạn đóng phí thì hợp đồng chính thức mất hiệu lực.

Cung cấp thông tin không trung thực

Khi tham gia bảo hiểm, người mua có nghĩa vụ khai báo thông tin chính xác và đầy đủ, đây là cơ sở để được công ty bảo hiểm đánh giá rủi ro và bồi thường quyền lợi.

Do đó, nếu người mua cố ý khai báo sai sự thật thì khi rủi ro xảy đến, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường và vô hiệu hóa hợp đồng.

Khoản tiền tạm ứng và nợ lãi tương ứng lớn hơn giá trị hợp đồng

Trong trường hợp đăng ký bảo hiểm có bồi thường tiền mặt thì người mua có thể yêu cầu phía bảo hiểm tạm ứng tối đa 80% sau khi trừ đi các khoản nợ và khấu hao.

Sau này nếu có xảy ra rủi ro thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả đúng theo quyền lợi thỏa thuận nhưng đã trừ đi tạm ứng và lãi suất khoản tạm ứng đó.

Nếu tổng tạm ứng và lãi suất tương ứng lớn hơn giá trị tiền mặt bồi thường thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu và xem như không có chi phí hay quyền lợi nào phát sinh và cần chi trả.

Nhờ người ký tên thay nhưng không có văn bản ủy quyền

Theo quy định, người mua bảo hiểm phải trực tiếp ký tên vào hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Nếu bạn được người mua bảo hiểm ủy quyền để điền thông tin và ký xác nhận thì bạn phải có văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật.

Trường hợp không có văn bản ủy quyền thì hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Người tham gia không thể nhận được quyền lợi bảo hiểm nếu chẳng may rủi ro xảy ra.

Đại lý bảo hiểm không nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm

Hiện nay, có tình trạng đại lý bảo hiểm thu phí bảo hiểm của khách hàng nhưng không nộp lại cho công ty bảo hiểm.

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu lực hợp đồng, gây ra thiệt hại cho người tham gia mà uy tín của công ty bảo hiểm cũng sẽ bị tổn hại.

Để tránh trường hợp này xảy ra, người tham gia nên đọc kỹ toàn bộ điều khoản trong hợp đồng. Đồng thời, không nên ủy thác mọi việc cho tư vấn viên mà hãy tự kiểm tra phí đóng, nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân.

3. Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu có thể khôi phục lại được không?

Theo luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành, người mua bảo hiểm có quyền yêu cầu khôi phục lại hợp đồng trong vòng 2 năm kể từ ngày hợp đồng bị vô hiệu hóa.

Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu có thể khôi phục lại được không?
Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu có thể khôi phục lại được không?

Điều kiện khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Bản Quy tắc và Điều khoản của hợp đồng, bao gồm:

  • Người tham gia/người được bảo hiểm phải gửi yêu cầu khôi phục tính hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản mẫu và chờ công ty bảo hiểm xem xét.

  • Thời điểm khôi phục hiệu lực hợp đồng phải trước ngày kết thúc hợp đồng.

  • Người được bảo hiểm phải cung cấp bằng chứng về tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều kiện được bảo hiểm theo quy định của công ty.

  • Thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm quá hạn (tính đến ngày công ty chấp thuận khôi phục hợp đồng), nợ chưa trả và mức lãi suất do doanh nghiệp bảo hiểm công bố.

4. Kết luận

Trên đây là 5 lí do khiến hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu mà bạn cần biết khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Bạn nên chủ động đọc kỹ các điều khoản cũng như khai báo rõ ràng và chính xác các thông tin liên quan để bảo vệ tối đa quyền lợi và tăng sự an tâm khi tham gia bảo hiểm.

Liên hệ Medplus nếu bạn có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn!

Để lại một bình luận