#Bảo hiểm nhân thọ. Ngày nay mô hình bảo hiêm ra đời ngày càng phổ biến, sự ồ ạt dẫn đến nhiều lầm tưởng và các định kiến khác nhau về mô hình bảo hiểm. Sau đây là 7 sai lầm phổ biến về bảo hiểm nhân thọ Medplus đã tổng hợp để các bạn có thể suy nghĩ đúng về bảo hiểm nhân thọ.

1. Bản chất bảo hiểm nhân thọ giống với đa cấp

Vì định kiến bảo hiểm nhân thọ là đa cấp nên nhiều người còn ngần ngại
Vì định kiến bảo hiểm nhân thọ là đa cấp nên nhiều người còn ngần ngại.

Vì định kiến bảo hiểm nhân thọ là đa cấp nên nhiều người còn ngần ngại, chưa chủ động tìm kiếm giải pháp bảo vệ tài chính cho gia đình. Trên thực tế, bản chất của bảo hiểm nhân thọ và kinh doanh đa cấp là hoàn toàn khác nhau.

Hoạt động đa cấp là một mô hình kinh doanh tự giác, với nhiều thành viên cùng tham gia và được hưởng lợi từ những đơn hàng thành công. Điều này trái ngược với ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm nhân thọ là hỗ trợ tài chính, bảo vệ người tham gia và gia đình trước các rủi ro trong cuộc sống.

Thêm vào đó, bảo hiểm nhân thọ đảm bảo tính công khai và minh bạch, giúp người mua nắm rõ quyền lợi liên quan tới sản phẩm cũng như kiểm soát hiệu quả rủi ro.

Việc kinh doanh bảo hiểm được quy định rất chặt chẽ, được bảo vệ bởi pháp luật và nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia bảo hiểm, hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đều phải đóng tới 0,3% doanh thu vào quỹ bảo vệ người được bảo hiểm để bảo vệ người tham gia bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Như vậy, người dân không nên đánh đồng vai trò của bảo hiểm với loại hình đa cấp không chính thống. Cần hiểu rằng đây là một giải pháp tài chính thiết thực, chứ không phải hình thức “lừa người dối ta” như quan niệm xưa nay.

2. Phí bảo hiểm nhân thọ rất đắt!

Sự thật về bảo hiểm nhân thọ tiếp theo chính là mức phí bảo hiểm không đắt như bạn nghĩ. Một hợp đồng bảo hiểm có nhiều mức phí khác nhau, khoảng 50 triệu hoặc có thể lên đến vài chục tỷ đồng, tùy theo nhu cầu bảo vệ hoặc tích lũy của mỗi người. Nếu bạn tham gia bảo hiểm có mức phí khoảng 200 – 300 triệu đồng, thời hạn 20 năm thì mỗi năm mức phí chỉ dao động khoảng 10 – 15 triệu đồng, một mức phí không quá đắt so với những quyền lợi mà bảo hiểm mang lại.

mức phí bảo hiểm không đắt như bạn nghĩ
Mức phí bảo hiểm không đắt như bạn nghĩ.

3. Ai cũng có thể mua bảo hiểm nhân thọ

Không phải bất kỳ lúc nào hoặc khi có nhu cầu, bạn đều có thể tham gia bảo hiểm. Bạn có biết, để được tham gia bảo hiểm nhân thọ, người tham gia phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, tuổi tác, tài chính, nghề nghiệp…

Nếu người tham gia hoàn toàn khỏe mạnh, chưa từng điều trị các bệnh lý trước đó thì có thể dễ dàng tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, với các trường hợp đã có tiền sử bệnh án, nguy cơ mắc bệnh mạn tính thì công ty bảo hiểm sẽ xem xét dựa trên thông tin sức khỏe, giấy khám sức khỏe để quyết định mức phí, các điều khoản loại trừ…

Lời khuyên là, hãy chủ động mua bảo hiểm nhân thọ càng sớm càng tốt, ngay khi còn trẻ, khỏe mạnh để chịu mức phí thấp, hưởng quyền lợi tối đa và bảo vệ bản thân cùng người thân yêu trước những rủi ro của cuộc sống.

4. Chết mới được nhận tiền

Những ai đã từng tìm hiểu hoặc tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ thấy, bảo hiểm nhân thọ không chỉ bảo hiểm cho rủi ro tính mạng mà còn bảo hiểm cho các rủi ro khác liên quan đến sức khỏe và thân thể con người. Bao gồm  các quyền lợi nằm viện, điều trị nội trú, ngoại trú, nha khoa, thai sản, quyền lợi bảo hiểm tai nạn, thương tật, bệnh hiểm nghèo, quyền lợi hưu trí, quyền lợi tiền mặt hay các quyền lợi bảo tức cộng lãi tích lũy…Hãy bác bỏ ngay suy nghĩ tham gia bảo hiểm nhân thọ chỉ khi chết, mới nhận được tiền.

5. Đóng bao nhiêu rút về bấy nhiêu

Bảo hiểm nhân thọ không giống như gửi tiết kiệm mà mọi người lầm tưởng rằng tiết kiệm bao nhiêu thì sẽ rút về bấy nhiêu. Với mục đích chính của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra, nên số phí bảo hiểm đóng vào được phân bổ một phần vào chi phí quỹ tài chính công ty dùng để đảm bảo duy trì khả năng thanh toán, khả năng hỗ trợ kịp thời khi ai đó không may gặp rủi ro.

Đặc biệt là 2-3 năm đầu, số phí đóng vào được phần bổ phần lớn cho các chi phí cần thiết, từ năm hợp đồng thứ 4 trở đi thì chi phí phân bổ giảm dần. Do đó, nếu khách hàng hủy ngang hợp đồng trong những năm hợp đồng đầu tiên sẽ nhận lại được số tiền rất ít so với số tiền đóng vào.

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận