Tham gia bảo hiểm y tế có thể giúp giảm bớt nhiều chi phí khi chẳng may bị ốm đau, bệnh tật. Thế nhưng, dù đây là loại bảo hiểm phổ biến nhưng thực tế, khi có ý định tham gia, bạn có thể sẽ có rất nhiều băn khoăn mà không biết “tỏ” cùng ai.
Mua bảo hiểm y tế (BHYT) ở đâu? Bảo hiểm y tế có bắt buộc không? Bị mất bảo hiểm y tế phải làm sao? Medplus sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn kể trên cũng như phần nào giúp bạn hiểu thêm về loại hình bảo hiểm này.
1. Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Tùy thuộc vào đối tượng tham gia mà sẽ có các địa điểm mua bảo hiểm y tế khác nhau:
- Tham gia thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mình làm việc nếu bạn làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu bạn là người được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng BHYT
- Ủy ban nhân dân xã nếu là người được ngân sách nhà nước đóng BHYT
- Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH nếu là người được hỗ trợ 1 phần mức đóng BHYT
- Trường học nếu là học sinh, sinh viên
- Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH nếu tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Ngoài bảo hiểm y tế thuộc quyền quản lý của nhà nước, bạn cũng có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm y tế tư nhân hay bảo hiểm sức khỏe thuộc sự quản lý của các công ty tư nhân. Với loại hình bảo hiểm y tế, bạn có thể liên hệ trực tiếp công ty bảo hiểm hoặc đến các đại lý bảo hiểm để được giới thiệu các gói bảo hiểm phù hợp.
2. Bảo hiểm y tế có bắt buộc không?
Đối với loại bảo hiểm thuộc quyền quản lý của nhà nước, bảo hiểm y tế chỉ bắt buộc đối với 6 nhóm đối tượng:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Đối với các gói bảo hiểm sức khỏe thuộc sự quản lý của các công ty bảo hiểm thì là hình thức bảo hiểm tự nguyện. Nếu đã tham gia bảo hiểm y tế thì bạn vẫn có thể cân nhắc tham gia thêm bảo hiểm sức khỏe để được bảo vệ toàn diện.
3. Bị mất bảo hiểm y tế thì nên làm gì?
Nếu bị mất thẻ bảo hiểm y tế, bạn có thể làm đơn đề nghị cấp lại thẻ để được tiếp tục hưởng quyền lợi khám chữa bệnh theo quy định. Hồ sơ cấp lại thẻ sẽ bao gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảng kê khai thông tin (đối với người sử dụng lao động).
Hồ sơ sẽ được nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Nếu tham gia tại doanh nghiệp, đơn vị thì nộp hồ sơ trực tiếp cho doanh nghiệp, đơn vị nơi làm việc. Nếu không thay đổi thông tin trên thẻ BHYT thì bạn sẽ được cấp lại thẻ trong ngày. Còn nếu thay đổi thông tin thì thời gian cấp lại thẻ là không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, nếu đi khám, chữa bệnh, bạn cần xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp và giấy tờ chứng minh nhân thân. Trong thời gian này, bạn vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Các lợi ích chính của các gói bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế có thể mang đến nhiều quyền lợi nhằm giúp san sẻ nỗi lo về chi phí khi chẳng may mắc bệnh. Cụ thể, khi tham gia BHYT thuộc quyền quản lý của nhà nước, bạn và gia đình sẽ được:
- Khám chữa bệnh (KCB) tại cơ sở y tế có ký Hợp đồng KCB BHYT trên toàn quốc theo quy định
- Chi trả 80 – 100% chi phí KCB đúng tuyến
- Chi trả 100% chi phí KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện và KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh theo phạm vi, mức hưởng
- Hưởng 40% chi phí KCB nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương
- Chi trả tiền thuốc và dịch vụ y tế theo quy định
Nếu tham gia thêm các gói bảo hiểm sức khỏe của các công ty uy tín dù đã có bảo hiểm y tế, bạn còn có thể được bảo vệ toàn diện với các quyền lợi “cao cấp” hơn như:
- Được chọn nơi khám chữa bệnh, gồm bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế, không phân biệt cùng tuyến hay khác tuyến
- Hạn mức chi trả lớn, lên đến hàng tỷ đồng. Bồi thường đối với các đơn thuốc ngoài quy định của bảo hiểm y tế
- Hỗ trợ chi phí phẫu thuật lên đến 1.000.000.000 VNĐ/người/cuộc phẫu thuật
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển y tế, phí điều dưỡng tại nhà
- Hưởng tối đa các quyền lợi khi mang thai
- Miễn phí bảo hiểm trẻ sơ sinh cho người tham gia.
- Bảo hiểm có phạm vi toàn cầu.
5. Yếu tố nào ảnh hưởng đến phí bảo hiểm y tế?
Phí bảo hiểm luôn là mối quan tâm hàng đầu khi có ý định mua bảo hiểm y tế tư nhân hay bảo hiểm sức khỏe. Thực tế, không phải mọi đối tượng đều đóng cùng một mức phí dù quyền lợi được hưởng là ngang nhau. Dưới đây là những yếu tố có thể tác động:
- Độ tuổi: Càng lớn tuổi thì phí bảo hiểm càng cao
- Giới tính: Phụ nữ thường đóng phí ít hơn nam giới bởi theo thống kê tỷ lệ tử vong của nữ thấp hơn nam
- Nghề nghiệp: Nếu bạn làm những công việc thuộc nhóm có rủi ro cao, mức phí bảo hiểm bạn đóng sẽ cao hơn.
- Tình trạng sức khỏe: Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Công ty bảo hiểm sẽ xem xét cả lịch sử bệnh của gia đình. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao, bạn có thể sẽ phải đóng nhiều hơn.
- Thói quen và sở thích: Hút thuốc, uống rượu và chơi các môn thể thao mạo hiểm có thể là những sở thích và thói quen khiến bạn phải chịu phí bảo hiểm cao hơn.
- Loại hình bảo hiểm: Tùy thuộc vào quyền lợi của từng gói bảo hiểm mà mức phí cũng sẽ khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà bạn hãy lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm về các quy định và quyền lợi của bảo hiểm y tế tại Medplus, hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm
- [2022] Bảo hiểm y tế và mức chi trả tối đa
- [2022] Quyền lợi của điều trị ngoại trú khi mua bảo hiểm sức khỏe
- #2022 Nên mua bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm y tế là tốt nhất?
- 4 Loại bảo hiểm mà bạn cần biết
- 3 loại bảo hiểm cơ bản nhất bạn cần có để bảo vệ sức khỏe và tài chính
- 5 lý do tại sao bạn nên mua bảo hiểm y tế
- 5 gói bảo hiểm cho trẻ ba mẹ cần biết
- 4 Tiêu chí lựa chọn bảo hiểm cho gia đình
- 5 thắc mắc khi mua bảo hiểm y tế
- 5 Tiêu chí lựa chọn bảo hiểm sức khỏe gia đình [2022]
- 5 tiêu chí so sánh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia cho bé – 6 thông tin quan trọng nhất cần biết
- Bảo hiểm sức khỏe – 6 thuật ngữ trong bảo hiểm sức khỏe [2022]
- Điều cần biết về bảo hiểm sức khỏe chăm sóc bệnh ung thư #2022
- 8 lý do nên mua bảo hiểm sức khỏe trước khi bạn 30 tuổi
- 4 điều cần xem xét về bảo hiểm sức khỏe trước khi nghỉ việc