Bạn đang lo lắng về khả năng đóng phí bảo hiểm trên đoạn đường dài? Bạn suy nghĩ sẽ hủy hợp đồng bảo hiểm để không phải đóng phí ? Nhưng thực tế, khi thực hiện điều đó, bạn sẽ đối mặt với những thiệt hại, cũng như những kế hoạch bảo vệ bản thân trước những rủi ro trong tương lai cũng không còn. Hãy cùng Medplus tìm hiểu tại sao với những nội dung dưới đây:

1. Hợp đồng bảo hiểm là gì

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

(Khoản 10 Điều 3, khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)

Xem chi tiết về các loại hợp đồng bảo hiểm Tại đây

2. Những trường hợp hủy hợp đồng bảo hiểm

2.1. Hủy hợp đồng từ người mua bảo hiểm

Các trường hợp hủy chủ động, cần được cân nhắc và đọc kỹ các điều khoản. Vì bạn có nguy cơ mất đi các quyền lợi của mình, cũng như việc hoàn trả lại số tiền bảo hiểm mà bạn đã đóng. Sau đây là hai trường hợp hủy hợp đồng nhưng vẫn được hoàn tiền:

Trường hợp 1:Khi người mua bảo hiểm trong vòng 21 ngày kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm (21 ngày cân nhắc) và không muốn mua hoặc muốn đổi gói bảo hiểm, trong thời gian này bạn có thể hủy hợp đồng bảo hiểm và vẫn được hoàn trả 100% số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng bảo hiểm, bạn nên đọc và cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoẳn.

Trường hợp 2: Bạn muốn hủy hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, khi đã đóng phí bảo hiểm được thời gian, thì thời gian đó phải trên 2 năm. Có nghĩa là, kể từ năm thứ 2 đóng phí bảo hiểm, hủy hợp đồng bảo hiểm mới có thể được hoàn lại tiền. Điều này chỉ đúng khi bạn đóng các khoản phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, và hiển nhiên số tiền hoàn lại có thể sẽ không như bạn kỳ vọng. Chính vì vậy, hãy cân nhắc trước khi ra quyết định

Ví dụ, bạn mua một sản phẩm bảo hiểm cho con với thời hạn hợp đồng là 22 năm. Tại năm thứ 10, nếu bạn quyết định chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn thì có thể nhận được giá trị hoàn lại, ước tính theo Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm.

Nhung-truong-hop-huy-hop-dong-brao-hiem.png
Những trường hợp hủy hợp đồng brao hiểm

2.2. Hủy hợp đồng từ công ty bảo hiểm

Trường hợp 3: Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi nhận bồi thường từ công ty bảo hiểm.

Trường hợp 4: Bên mua bảo hiểm không đóng phí đầy đủ hoặc không còn khả năng đóng phí định kỳ theo quy định của hợp đồng.

Trường hợp 5; Nếu trong thời gian gia hạn hợp đồng, người tham gia không đóng đủ phí theo đúng thỏa thuận thì hợp đồng bảo hiểm bị hủy giữa chừng.

3. Quy trình hủy hợp đồng bảo hiểm trong vòng 21 ngày

Quy trình hủy hợp đồng bảo hiểm trong thời gian cân nhắc gồm 2 bước:

Bước 1: Khách hàng gửi phiếu yêu cầu hủy hợp đồng đến công ty cung cấp bảo hiểm;

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định để làm thủ tục hủy hợp đồng

  • Hợp đồng bảo hiểm bản giấy (không cần nếu là hợp đồng điện tử).
  • Giấy tờ tùy thân khi tham gia, bản gốc nếu lên trực tiếp công ty và bản scan nếu thực hiện hủy qua tư vấn viên.
  • Đơn yêu cầu hủy hợp đồng (có thể tìm trên google công với tên công ty bạn tham gia bảo hiểm để lấy mẫu)

Bước 3: Yêu cầu tư vấn viên thực hiện thủ tục hủy (nếu có nhu cầu, cũng là trách nhiệm của công ty bảo hiểm)
Bước 4: Xác nhận hủy hợp đồng bảo hiểm qua email sau khi nộp hồ sơ sau 2 – 3 ngày trong 21 ngày cân nhắc và công ty sẽ thực hiện thủ tục, nhận tiền.

Thu-tuc-huy-hop-dong-bao-hiem.png
Thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm

4. Những tổn thất khi hủy hợp đồng bảo hiểm

Đối với người tham gia bảo hiểm

Khi lựa chọn bảo hiểm, bạn nên cân nhắc về tài chính của chính mình, cũng như luôn cân nhắc đặt quyền lợi của chính mình lên hàng đầu trước khi ra quyết định: mua hay hủy hợp đồng bảo hiểm. Vì mỗi hành động người được hưởng lợi hay thiệt hại đầu tiên chính là bạn.

Như nội dung phía trên đã đề cập: nếu kết thúc hợp đồng trong hai năm đầu tiên, người tham gia không nhận được khoản tiền hoàn trả nào (dù bạn đã đóng phí đều đặn và không thay đổi số tiền bảo hiểm.)

Nếu hủy hợp đồng sau hai năm tham gia, bạn có thể nhận được giá trị hoàn lại với số tiền có thể thấp hơn so với khoản phí trước đó. Nguyên nhân là do ngay từ lúc hợp đồng có hiệu lực, công ty bảo hiểm đã khấu trừ các chi phí vận hành liên quan.

Nhung-bat-loi-khi-huy-hop-dong-bao-hiem.png
Những bất lợi khi hủy hợp đồng bảo hiểm

Đối với công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là đối tượng thứ 2 chịu những tổn thất nặng nề vì để vừa duy trì hợp đồng trong thời gian dài, vừa bảo vệ khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào (ngay cả trong 21 ngày cân nhắc ngừng hợp đồng), công ty bảo hiểm còn tốn kém rất nhiều chi phí: Chi phí ban đầu, Chi phí khai thác sản phẩm bổ sung, Chi phí quản lý hợp đồng, Chi phí bảo hiểm rủi ro,…

Bệnh cạnh đó, công ty bảo hiểm có thể đối mặt với mức bồi thường lớn nên việc hủy hợp đồng có liên quan đến các điều khoản sau đây

Căn cứ theo Điều 24, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như sau:

Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy trong trường hợp khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn bên mua bảo hiểm sẽ nhận được Giá trị hoàn lại (nếu có) của hợp đồng. Giá trị hoàn lại nhận được nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm.

– Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 35 của Luật Kinh doanh bảo hiểm này quy định như sau:

“Điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ

2. Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”.

Việc hủy hợp đồng bảo hiểm đều mang lại tổn thất cho cả hai bên: người tham gia bảo hiểm bị cấn trừ rất nhiều khoản phí và có nguy cơ nặng nề nhất là không được hoàn lại bất kỳ khoản nào; công ty bảo hiểm cũng không thu hồi được các khoản phí đã bỏ ra. Do đó, không nên chủ động hủy hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực.

5. Tổng kết

Những thông tin trên cung cấp 5 trường hợp hủy hợp đồng phổ biến, cũng như những bất lợi khi hủy hợp đồng. Hãy nên nhớ, khi thực hiện hủy hợp đồng, người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là bạn. Ngoài số tiền hoàn lại bị ảnh hưởng, những đặc quyền được bảo vệ trước rủi ro cũng không còn.

Nếu bạn lo lắng mình không đủ khả năng đóng các khoản phí bảo hiểm, vậy tại sao không liên hệ Medplus để được tư vấn mua gói bảo hiểm phù hợp từ ban đầu, cũng như những khuyến cáo trước khi ra quyết định hủy hợp đồng bảo hiểm, gọi ngay đến hotline: 0931 338 854

Trả lời