Bạn đang mắc phải trường hợp gọi là “bảo hiểm trùng” nhưng chưa hiểu rõ thuật ngữ đó là gì và cách giải quyết ra làm sao khi vướng phải. Medplus sẽ giải đáp cho bạn với những nội dung sau:
1. Bảo hiểm trùng là gì?
Bảo hiểm trùng (Double Insurance) là thuật ngữ dùng trong bảo hiểm tài sản, dùng để chỉ một đối tượng bảo hiểm đồng thời được bảo đảm bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một rủi ro với những doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau.
Những hợp đồng bảo hiểm này có điều kiện bảo hiểm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau, và tổng sô tiền bảo hiểm từ tất cả những hợp đồng này lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm đó thì gọi là bảo hiểm trùng.
– Bảo hiểm trùng là việc một tài sản được mua bảo hiểm 2 hoặc nhiều lần cho cùng một lợi ích bảo hiểm và có cùng một rủi ro. Nói cách khác, bảo hiểm trùng là việc mua bảo hiểm nhiều lần cho cùng một quyền lợi bảo hiểm.
– Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. (Theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2010)
Vậy dấu hiệu của bảo hiểm trùng thể hiện như sau:
- Tồn tại ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm mà bên tham gia bảo hiểm ký kết với 1 hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau.
- Các hợp đồng bảo hiểm trùng cùng chịu trách nhiệm bảo hiểm cho cùng các quyền lợi, rủi ro, đối tượng chung.
- Những hợp đồng bảo hiểm cùng chịu trách nhiệm bảo vệ, bồi thường với cùng một tổn thất chung mà đối tượng được bảo hiểm gặp phải.
2. Điều gì xảy ra khi tham gia bảo hiểm trùng ?
Ở tại nước ngoài, bảo hiểm trùng được xem là hành vi “gian lận bảo hiểm”, người quản trị doanh nghiệp bảo hiểm cấu kết khách hàng bảo hiểm chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách lơ qua bảo hiểm trùng, phóng đại hồ sơ tổn thất hoặc phát hành hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng dù biết sự cố tổn thất đã xảy ra.
Ở Việt Nam, chưa có quy định nào cụ thể cho hành vi trên, tuy nhiên Công ty bảo hiểm có quyền thu hồi theo tỉ lệ trên cơ sở số tiền bồi thường bảo hiểm (đã trả hoặc phải trả) cho người được hưởng bảo hiểm từ các công ty khác mà theo đó, các công ty này cũng liên đới chịu trách nhiệm cho yêu cầu bồi thường đó, theo công thức
“Số tiền bồi thường của hợp đồng khách hàng A = Giá trị thiệt hại thực tế x (Số tiền bảo hiểm của hợp đồng khách hàng A/Tổng Số tiền bảo hiểm)”
Ví dụ:
Anh A sở hữu xe ô tô có giá trị thị trường là 450 triệu VNĐ, chiếc xe này đã được anh A mua bảo hiểm vật chất xe tại công ty X. Tuy nhiên, vợ anh A cũng đã mua bảo hiểm vật chất cho xe tại công ty Y. Đặt trong trường hợp hai công ty bảo hiểm có điều kiện bảo hiểm như nhau, xe của anh A đã mua bảo hiểm trùng với tổng số tiền tại 2 công ty là 900 triệu VNĐ.
Theo đó, hai công ty X, Y có trách nhiệm sẽ bồi thường tối đa 450 triệu VNĐ/ 900 triệu VNĐ khi có sự kiện bảo hiểm gây tổn thất cho ô tô của anh A.
Thậm chí, công ty bảo hiểm có thể hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phát hiện gian lận
3. Cách giải quyết bảo hiểm trùng
Như phía trên đã đề cập, khi xảy ra bảo hiểm trùng bạn có thể sẽ bị hủy hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên vẫn có thể được bồi thường khi xảy ra thiệt hại. Bạn có thể tham khảo một số cách giải quyết sau đến từ công ty bảo hiểm:
Nếu các điều khoản bảo hiểm trùng sẽ dựa vào các điều khoản bảo hiểm trùng để xác định liệu các công ty bảo hiểm có phải chia sẻ trách nhiệm bảo hiểm hay không, nếu có thì chia sẻ như thế nào.
Nếu các điều khoản bảo hiểm trùng mâu thuẫn, tòa án sẽ coi các điều khoản này là xung khắc với nhau và yêu cầu các công ty bảo hiểm chia sẻ trách nhiệm bảo hiểm, dựa trên các quy định pháp luật tùy theo thẩm quyền của tòa án.
Thông thường, công ty bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì công ty bảo hiểm có quyền thu hồi theo tỉ lệ trên cơ sở số tiền bồi thường bảo hiểm (đã trả hoặc phải trả) cho người được hưởng bảo hiểm từ các công ty khác mà theo đó, các công ty này cũng liên đới chịu trách nhiệm cho yêu cầu bồi thường đó.
Hiện này, một số công ty bảo hiểm đã bổ sung các điều khoản về bảo hiểm trùng trong hợp đồng. Bạn nên là người chủ động đọc kỹ, tránh trường hợp mắc phải, vi phạm điều khoản hợp đồng
4. Tổng kết
Bài viết cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về bảo hiểm trùng, cũng như những dấu hiệu được của bảo hiểm trùng. Từ đó, góp phần giúp bạn tránh được một trong những sai phạm không đáng có, tránh việc truy cứu hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân khi tham gia bảo hiểm.
Nếu cách giải quyết nên trên chưa giải đáp được mọi thắc mắc của bạn, hãy liên hệ ngay hotline: 0931 338 854 để được tư vấn trực tiếp cách giải quyết tối ưu quyền lợi của bạn nhé
Nếu muốn tìm hiểu thêm những thuật ngữ phổ biến về bảo hiểm có thể tham khảo thêm Tại đây