Đồng bảo hiểm là gì? Các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo rủi ro cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, tuy nhiên chính họ cũng có những rủi ro nhất định về tài chính, gánh nặng chi trả bồi thường, rủi ro phá sản nếu chi phí bồi thường quá cao.

Vì vậy đồng bảo hiểm là một phương pháp giúp các doanh nghiệp bảo hiểm có thể chia sẻ và giảm bớt gánh nặng về tài chính cũng như rủi ro khi kinh doanh.

ĐỒNG BẢO HIỂM LÀ GÌ?
ĐỒNG BẢO HIỂM LÀ GÌ?

1. Đồng bảo hiểm là gì?

Đồng bảo hiểm (Co-insurance) là một phương thức giúp doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro theo chiều ngang. Tức là một doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tập hợp nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau để cùng gánh chịu rủi ro theo một tỷ lệ đã thỏa thuận, các doanh nghiệp đó đóng vai trò là đồng bảo hiểm.

Một cách dễ hiểu hơn, đồng bảo hiểm là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm trên nguyên tắc chia sẻ quyền lợi (phí bảo hiểm) và trách nhiệm (phí bồi thường) theo tỉ lệ đã thỏa thuận.

Thông thường các doanh nghiệp đồng bảo hiểm sẽ ủy quyền cho một doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể để làm việc với khách hàng trong vấn đề ký kết hợp đồng, bồi thường chi phí.

2. Ý nghĩa của đồng bảo hiểm

2.1 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

  • Giúp doanh nghiệp bảo hiểm giảm áp lực tài chính

Thay vì một doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí bồi thường cho đối tượng được bảo hiểm nếu chẳng may có rủi ro xảy xa, thì chi phí này được chia sẻ cho các doanh nghiệp đồng bảo hiểm theo tỷ lệ đã thỏa thuận, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm giảm áp lực về tài chính.

  • Tăng thu nhập cho các doanh nghiệp bảo hiểm

Ngoài việc chia sẻ gánh nặng về chi phí bồi thường, các doanh nghiệp đồng bảo hiểm sẽ được chia sẻ về quyền lợi (phí bảo hiểm mà người tham gia phải chi trả cho doanh nghiệp bảo hiểm). Thay vì chỉ có một doanh nghiệp nhận được quyền lợi này, thì phương thức này giúp các doanh nghiệp được chia sẻ quyền lợi theo thỏa thuận.

2.2 Đối với bên được bảo hiểm

  • Giúp khách hàng có thể ký hợp đồng bảo hiểm nhanh chóng với giá trị bảo hiểm lớn

Thông thường những đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn như tàu biển, máy bay,… khiến các doanh nghiệp bảo hiểm e ngại vì chi phí bồi thường quá cao nếu chẳng may có rủi ro xảy đến, làm quá trình ký hợp đồng của khách hàng diễn ra chậm.

Khi đó phương thức đồng bảo hiểm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm có thể dễ dàng và nhanh chóng hơn khi đưa ra quyết định ký hợp đồng, từ đó giúp khách hàng có thể ký hợp đồng nhanh chóng hơn với giá trị bảo hiểm lớn.

3. Ví dụ về đồng bảo hiểm

Ví dụ: Một du thuyền hạng sang được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm 500 triệu đồng, phí bảo hiểm là 20 triệu đồng, bị tổn thất 100 triệu đồng.

Công trình này do 3 doanh nghiệp bảo hiểm A,B,C đồng bảo hiểm. Ta có bảng chi tiết như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm Tỉ lệ bảo hiểm (%) Phí bảo hiểm(VNĐ) Bồi thường (VNĐ)

Doanh nghiệp bảo hiểm A

 

50

10.000.000

 

50.000.000

 

Doanh nghiệp bảo hiểm B

 

30

 

6.000.000

 

30.000.000

 

Doanh nghiệp bảo hiểm C

 

20

 

4. 000.000

 

20.000.000

 

Cộng

100

 

20.000.000

 

100.000.000

4. Kết luận

Bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ khái niệm Đồng bảo hiểm là gì? Ý nghĩa của đồng bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, bên cạnh đó, ví dụ minh họa cụ thể giúp bạn dễ hiểu hơn về đồng bảo hiểm.

Xem thêm các thuật ngữ khác trong bảo hiểm:

 

Trả lời