Những hậu quả để lại quá lớn khi không may biến chứng thai sản xảy ra xuất hiện. Vì vậy, thuật ngữ biến chứng thai sản, đã không còn quá xa lạ đối với các mẹ bầu ngày nay.
Tỷ lệ xảy ra biến chứng thai sản nặng khá thấp, nhưng tỷ lệ xuất hiện biến chứng là không hề nhỏ, và rủi ro không lường trước được cũng thế. Hiểu được điều đó, Medplus tổng hợp 5 biến chứng thai sản phổ biến mà các mẹ bầu có thể tham khảo, cũng như gợi ý lá chắn dành cho sức khỏe với nội dung dưới đây:
1. Biến chứng thai sản là gì?
Biến chứng thai sản là tình trạng bất thường của bào thai, biến chứng do nguyên nhân tai nạn hoặc bệnh lý phát sinh trong quá trình mang thai của Người được bảo hiểm (nhưng không liên quan đến việc điều trị vô sinh, sinh non, sinh nở) phải điều trị theo chỉ định của bác siix
Các biến chứng sẽ xuất hiện không lường trước được trong quá trình mang thai, đem lại rủi ro về sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mẹ và con. Dưới đây là những biến chứng thai sản phổ biến mà các mẹ bầu cần biết;
2. Một số biến chứng thai sản phổ biến:
2.1. Sẩy thai
Sẩy thai là việc mất thai xảy ra trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ và trong y học, tình trạng này được gọi bằng thuật ngữ y “sẩy thai tự nhiên”. Hơn 80% trường hợp sẩy thai xảy ra trong vòng 12 tuần và có đến khoảng từ 10 – 20% trường hợp đang mang thai nhưng lại kết thúc bằng việc sẩy thai.
Dấu hiệu nhận biết: Rỉ máu âm đạo có thể đi kèm với đau bụng và chuột rút.
Nguyên nhân:
- Do sự thay đổi về gen, hoặc biến đổi gen, hoặc đột biến gen
- Thai phụ có vấn đề ở tử cung như tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa…
- Khi hệ miễn dịch của thai phụ hoạt động quá mức hoặc dưới mức cho phép đều có thể gây sảy thai.
- Thai phụ bị các bệnh lý nội khoa như bệnh tuyến giáp, cường giáp, nhược giáp hoặc là các bệnh lý đái tháo đường…
- Phụ nữ bị bệnh đa nang buồng trứng.
- Khi phụ nữ gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm
- Phụ nữ thường dùng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai và phát triển của thai nhi.
Khuyến cáo: Khi nhận thấy các triệu chứng này, hãy giữ bình tĩnh và bạn nên lập tức đến bệnh viện, báo ngay cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Họ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm hoặc siêu âm nhằm xác định rõ rằng đó có phải là sẩy thai hay không để có thể can thiệp kịp thời.
2.2 Sinh non
Sinh non là trường hợp những đứa trẻ được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non thường phải đối mặt với các nguy cơ sau sinh như: Suy hô hấp, vàng da bệnh lý, thiếu máu, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, xuất huyết não, giảm thính lực, bệnh võng mạc… thậm chí là đột tử. Tuổi thai càng thấp thì nguy cơ càng cao.
Dấu hiệu nhận biết :
- Tăng tiết dịch âm đạo cao hơn bình thường
- Dịch tiết âm đạo thay đổi có thể có máu
- Có hơn 4 cơn co thắt trong một giờ và có thể có hoặc không có đau bụng, chuột rút
- Tăng áp lực ở vùng chậu, người mẹ sẽ có cảm giác như em bé đang được đẩy xuống
- Đau thắt lưng có khi âm ỉ, có khi cũng xảy ra liên tục
Nguyên nhân
Có khoảng 50% trường hợp đẻ non không xác định rõ lý do. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như:
Thai phụ không được chăm sóc ,bồi dưỡng đầy đủ trước sinh, suy dinh dưỡng hoặc các mẹ bầu vận động mạnh, làm những công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó, độ tuổi là một nguyên nhân dẫn đến sinh non, theo nghiên cứu mẹ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi là yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non.
Người mẹ nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, gặp chấn thương vùng bụng, phẫu thuật vùng bụng khi mang thai, công việc mang tính chất lao động nặng, môi trường nhiều chất độc hại hoặc nhiều căng thẳng.
Tiền sử mắc bệnh tim, thận, gan, hay gặp tai biến sản khoa như sản giật, tiền sản giật cũng có nguy cơ sinh non cao. Đặc biệt, những mẹ đầu có tử cung dị dạng bẩm sinh nguy cơ sẩy thai 5%, trường hợp hở eo cổ tử cung sẽ sinh non nếu không được can thiệp kịp thời, nguy cơ sẩy thai 100%.
Sản phụ từng làm thủ thuật can thiệp ở cổ tử cung như khoét chóp cổ tử cung, bị viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, tiền sử đẻ non trước đó cũng làm tăng nguy cơ sinh non.
Do thai và phần phụ của thai
- Thống kê cho thấy, có khoảng 10-20% trường hợp sinh non rơi vào trường hợp đa thai, 10% có nhau tiền đạo, bên cạnh đó các nguy cơ như nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, đa ối hay rau bong non cũng gây sinh non.
- Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sinh non, bác sĩ cần xem xét toàn tiền sử bệnh lý sản phụ khoa, xem xét những nguy cơ đến từ phía sản phụ, hoặc đến từ phía thai, phần phụ của thai và những nguyên nhân phối hợp.
Khuyến cáo: Nếu có dấu hiệu sinh non, mẹ nên chọn bệnh viện có chuyên khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non (The neonatal intensive care unit-NICU). Nếu bệnh viện nơi sinh em bé không có NICU, sản phụ và em bé trong bụng nên được chuyển đến bệnh viện khác để được hỗ trợ tốt nhất.
2.3. Tiền sản giật
Tiền sản giật được xem là có nguy cơ cao xảy ra chủ yếu vào tam cá nguyệt thứ ba (là chặng đường cuối cùng của thai kỳ, kéo dài kể từ tuần 29 đến tuần 40). Tuy nhiên, tiền sản giật và biến chứng thai sản có thể diễn ra bất kỳ lúc nào như vào nửa sau của thai kỳ, thậm chí là sáu tuần sau khi sinh.
Cơ chế tăng huyết áp trong tiền sản giật: giả thuyết về sự bất thường của tế bào nuôi làm cho các mạch máu co lại gây tăng huyết áp, thậm chí có thể làm tổn thương các cơ quan quan trọng trong cơ thể như não, gan và thận. Đôi khi trong một số trường hợp, thai phụ không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.
Lưu lượng máu đến tử cung bị hạn chế do tiền sản giật gây ra các vấn đề như nước ối quá ít. Tình trạng này có thể khiến các mạch máu nhỏ rò rỉ dịch vào các mô cơ thể dẫn đến sưng (phù) và khi các mạch máu nhỏ rò ở thận, một số protein từ máu có thể xuất hiện trong nước tiểu.
Dấu hiệu nhận biết:
- Sưng hoặc xuất hiện bọng quanh mắt
- Phù ở tay, chân hoặc mắt cá chân
- Tăng hơn 2 kg trong một tuần (thường là do giữ nước).
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào có triệu chứng sưng, phù hay tăng cân là đều bị tiền sản giật. Nếu có thêm vài dấu hiệu như đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn, nôn đi kèm với các dấu hiệu cảnh báo ở trên thì đến ngay bác sĩ của mình
Nguyên nhân:
1. Tiền sử gia đình: Nếu mẹ/chị/em gái bạn từng bị vấn đề này, nguy cơ bạn cũng bị tai biến này sẽ tăng cao;
2. Tiền sử tiền sản giật, cụ thể:
- Nếu bạn bị vào cuối thai kỳ trước, khả năng bệnh xảy ra một lần nữa là khá thấp – khoảng 13%;
- Nếu bạn bị tiền sản giật nặng trước 29 tuần mang thai, khả năng bạn bị lại là 40% hoặc thậm chí cao hơn;
- Nếu bạn bị ở hai lần mang thai trước, nguy cơ bị lại ở lần mang thai thứ ba là khoảng 30%.
3. Tăng huyết áp mãn tính;
4. Mang thai lần đầu;
5. Mang song thai hoặc đa thai;
6. Tuổi tác: mẹ bầu dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi
7. Thừa cân – béo phì trong thai kỳ;
8.Thời gian giữa các lần mang thai quá ngắn hoặc quá dài: dưới 2 năm hoặc trên 10 năm
9. Tiền sử đau nửa đầu, đái tháo đường, bệnh thận, có xu hướng phát triển cục máu đông hoặc lupus ban đỏ…;
Khuyến cáo:
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học
- Nói không với thuốc lá và các chất kích kích như rượu, bia…
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, giữ tinh thần luôn vui vẻ thoải mái
- Khám thai định kỳ đầy đủ và đúng hẹn
- Quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể, nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị tiền sản giật hiệu quả.
2.4. Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là một biến chứng thai sản khi phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung. Một số trạng thái thai ngoài tử cung: Vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng.
Trong đó, khoảng hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung. Thai ngoài tử cung sẽ không được bảo vệ bởi buồng tử cung. Nếu không điều trị kịp thời, túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng của mẹ bầu.
Dấu hiệu nhận biết:
- Ra máu âm đạo;
- Đau vùng bụng dưới và đau lưng;
- Căng tức vùng bụng một bên.
- Đau bụng hay vùng chậu đột ngột, dữ dội; đau vai; toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt và có thể ngất.
Nguyên nhân: do viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu hoặc do dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng. Phụ nữ bị u nang buồng trứng, đã từng nạo phá thai, mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.
Khuyến cáo: Mọi dấu hiệu như trên, không hoàn toàn khẳng định bệnh lý. Vì vậy, không tự ý mua uống sử dụng mà phải đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra lời khuyên phù hợp. Nếu để thai phát triển to, túi thai vỡ có thể khiến máu tràn ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng của mẹ và thai nhi
2.5. Nhau tiền đạo
Nếu thai kỳ bình thường, nhau thai thường bám vào phần đáy hoặc thân tử cung. Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung
Nguyên nhân:
Trải qua sinh nở nhiều lần;
Có tiền sử bị sảy thai hoặc nạo thai nhiều lần;
Tiền sử bị viêm nhiễm tử cung;
Thai phụ đã từng mắc nhau tiền đạo ở những lần mang thai trước;
Nhau thai lớn do mang đa thai;
Tử cung có hình dạng bất thường;
Thai phụ mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi);
Thai phụ sử dụng nhiều chất kích thích, đặc biệt là hút thuốc lá.
Dấu hiệu nhận biết:
- Xuất huyết âm đạo bất thường (máu có màu đỏ tươi, đôi khi có lẫn máu cục) nhưng không gây đau đớn, có thể thấy ở 3 tháng cuối thai kỳ;
- Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra tự nhiên và tự cầm đột ngột mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần với lượng máu ngày càng tăng;
- Xuất huyết kèm các cơn đau bụng do tử cung co thắt.
Khuyến cáo: Nhau tiền đạo là một biến chứng thai sản cực kỳ quan trọng, có thể chẩn đoán được từ bác sĩ và tùy theo mức độ nguy hiểm, bác sỹ sẽ cho phác đồ từng sản phụ.Điều các mẹ bầu cần làm khi mắc phải là cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thai nên tiến hành thăm khám thai định kỳ, theo dõi tình trạng bánh nhau để có phương án xử lý thích hợp.
3. Biến chứng thai sản trong bảo hiểm sức khỏe
Trước những rủi ro vô cùng lớn khi mang bầu dành cho các bà mẹ, những khoản tiền to lớn đè nặng lên tài chính gia đình nên không may mắc phải những biến chứng trên. Vậy bạn có nghĩ đến việc giảm tải những gánh nặng đó bằng các gói bảo hiểm sức khỏe thai sản.
Mọi quyết định bảo vệ chính mình và sinh mạng bé nhỏ đang chờ ngày chào đời đều có ý nghĩa to lớn. Hiện nay, gói bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia với nhiều ưu đãi, mục đích tối ưu hóa quyền lợi khách hàng, đặc biệt các mẹ bầu và em bé. Lợi ích lên đến 21.000.000/năm từ khám thai, sinh em bé và hậu sau sinh
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn quyền lợi thai sản của bảo hiểm Bảo Việt An Gia Tại đây – Liên hệ ngay Medplus – kênh thông tin tư vấn bảo hiểm uy tín để được tư vấn Tại đây
4. Tổng kết
Biến chứng thai sản là trường hợp đặc biệt, đó là những rủi ro sức khỏe không chỉ tác động đến một người, mà ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé non nớt. Medplus đã đề cập một vài biến chứng thai sản phổ biến, những nguyên nhân giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa. Nhưng những vấn đề về sức khỏe trong giai đoạn mang thai không dừng tại đó, vì vậy bạn nên sử dụng lá chắn cho mình bằng “gói bảo hiêm sức khỏe” để có thể an tâm hơn về mặt tài chính nếu những vấn đề không may xảy ra.
Nếu có thêm câu hỏi về trạng thái biến chứng nào kể trên hoặc về sức khỏe, gọi ngay hotline: 0931 338 854 để được tư vấn trực tiếp, cũng như cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu mua bảo hiểm của bạn khi cần nhé
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu thông tin trên hữu ích nhé
- 6 Loại trừ Bảo hiểm sức khỏe quan trọng nhất
- #2022 Nên mua bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm y tế là tốt nhất?
- Khám sức khỏe định kỳ với bảo hiểm sức khỏe BẢO VIỆT AN GIA [2023]
- [2023] Tiền thưởng không yêu cầu trong bảo hiểm sức khỏe là gì?
- Bảo hiểm du lịch – Làm thế nào để sử dụng chính sách bảo hiểm khi hủy chuyến bay? [2023]