Mọc răng luôn gây ra không ít tình trạng đau nhức cho người bệnh, nhưng đối với răng khôn lại khiến nhiều người đau đớn hơn, dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, bài viết dưới đây của Medplus sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về việc mọc răng khôn và liệu chi phí nhổ răng khôn có bao gồm trong bảo hiểm y tế (BHYT) hay không?
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên.
Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng mà lại gây ra nhiều phiền toái. Hiện tại, các nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ răng khôn hay nhổ.
Trong quá trình tiến hóa vài triệu năm của loài người bắt đầu từ vượn cổ, xương hàm của con người trở nên bé dần. Đến bây giờ, phần lớn hàm của người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
2. Tại sao phải nhổ răng khôn?
Thông thường, răng khôn gây đau nhức cho bạn là do răng khôn mọc trong độ tuổi xương hàm đã ngừng phát triển. Xương hàm trở nên cứng hơn bình thường. Đồng thời, theo nhiều nghiên cứu khoa học, răng khôn thường không có nhiều tác dụng hỗ trợ trong việc ăn – nhai.
2.1 Răng khôn mọc sai vị trí
Tình trạng răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc mắc nướu, mọc dưới nướu,… chiếm hơn 60% các trường hợp chỉ định nhổ răng khôn. Việc mọc sai vị trí nếu không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc không tạo ra các tình huống như có kẻ hở dễ tích tụ thức ăn thì không cần nhổ răng khôn.
Khi răng khôn mọc sai vị trí có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh gây viêm nhiễm rễ dây thần kinh và tình trạng nhiễm trùng. Để nhận biết răng khôn mọc sai lệch vị trí thì một trong những cảm giác đầu tiên chính là đau nhức, khó chịu, sưng tấy, khó cử động cơ hàm.
2.2 Răng khôn bị va đập
Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nên chỉ định nhổ. Những chiếc răng khôn bị tác động một phần hoặc toàn bộ có thể bắt đầu mọc sang một bên, xô vào bộ răng hàm thứ hai và gây tổn thương, đau nhức cho răng.
Răng khôn bị ảnh hưởng một phần cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng và nhiễm trùng miệng vì chúng mở nướu mà không bao giờ trồi lên hoàn toàn theo cách tự nhiên. Do đó, các nha sĩ thường khuyên bạn nên nhổ răng khôn để giải quyết các triệu chứng của răng bị ảnh hưởng hoặc để ngăn chặn các vấn đề phát triển.
2.3 Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng
Bởi răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi, hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm. Việc này sẽ rất khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.
Răng khôn khi mọc thường sẽ có một số triệu chứng thường gặp như đau nướu, nướu đỏ, hơi thở hôi, sưng… đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng, điều này khiến nhiều người nhầm lẫn. Tình trạng này nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây mất răng hoặc ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tổng thể.
3. Nhổ răng khôn có được BHYT chi trả không?
Đi nhổ răng tại các bệnh viện công hoặc các cơ sở khám chữa bệnh BHYT là tùy vào lựa chọn của mỗi người để tối ưu chi phí và chất lượng dịch vụ. Vậy khi đó, tham gia bảo hiểm y tế có được hỗ trợ chí phí nhổ răng không?
Căn cứ vào điều 21 của Luật bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng chế độ BHYT nếu như nhổ răng thuộc các trường hợp sau:
- Trường hợp nhổ răng được hưởng BHYT: nhổ răng để điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng như: sưng, viêm lợi; răng sâu; nhổ răng bị nứt vỡ; nhổ răng khôn; nhổ răng do mọc lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân… các trường hợp nhổ răng điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp nhổ răng không được hưởng BHYT: nhổ răng để làm các dịch vụ thẩm mỹ; nhổ răng để tham gia thử nghiệm, nghiên cứu khoa học.
Lời kết
Như vậy nhổ răng có được bảo hiểm y tế không phụ thuộc vào từng trường hợp và mục đích của việc nhổ răng. Nếu nhổ răng phục vụ mục đích khám chữa bệnh đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ thì được hưởng BHYT. Hy vọng, bạn đã có những thông tin hữu ích rồi nhé!
- Tổng hợp 6 gói bảo hiểm sức khỏe của bảo hiểm Bảo Việt
- Chăm sóc sức khỏe nhân viên và 4 điều giúp tối ưu hóa
- Khi những đứa trẻ loay hoay trở thành người lớn
- Lí do nên mua bảo hiểm tai nạn cho gia đình _2022
- Quyền lợi bảo hiểm khi mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia khi mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp là gì? [2023]