Bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp phải đóng là những khoản do nhà nước yêu cầu để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có xu hướng né tránh việc đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên để tiết kiệm một phần chi phí.

3 loại bảo hiểm bắt buộc doanh nghiệp phải đóng
3 loại bảo hiểm bắt buộc doanh nghiệp phải đóng

Qua bài viết này, hãy để Medplus giúp bạn biết rõ hơn về những loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp phải đóng cho nhân viên của mình.

1. Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội

1.1. Đối tượng đóng bảo hiểm

  • Người làm việc với hợp đồng lao động vô thời hạn, xác định thời hạn, hoặc một công việc cụ thể với thời hạn lao động từ 03 đến 12 tháng, điều này bao gồm cả hợp đồng cho người lao động dưới 15 tuổi.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

1.2. Mức phí bảo hiểm xã hội

Với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức phí bảo hiểm sẽ được chia làm hai cho người lao động và người sử dụng lao động theo tỉ lệ phần trăm. Cụ thể người sử dụng lao động hay chính là doanh nghiệp sẽ đóng 18% còn người lao động có nghĩa vụ đóng 8% từ các khoản tiền lương hoặc tiền công. Với bảo hiểm bắt buộc này, doanh nghiệp và người lao động có thể đóng theo các phương thức: hàng tháng, hàng quý hoặc bán niên.

2. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế

2.1. Đối tượng đóng bảo hiểm

Các đối tượng phải đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Người lao động có hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên
  • Người lao động là quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương
  • Cán bộ, viên chức của doanh nghiệp
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật

2.2. Mức phí đóng bảo hiểm

Đối với bảo hiểm y tế, mức phí bảo hiểm sẽ vẫn được doanh nghiệp đóng hộ 1 phần. Trong đó doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng 3%, người lao động đóng 1.5% từ tiền lương, tiền công hàng. Tương tự như bào hiểm xã hội, bạn cũng có thể có thể đóng theo một trong 3 phương thức: đóng hàng tháng, đóng hàng quý hoặc đóng 6 tháng một lần.

3. Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp

3.1. Đối tượng đóng bảo hiểm

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

3.2. Mức phí đóng bảo hiểm

Đối với bảo hiểm thất nghiệp, mức phí bảo hiểm thấp hơn 2 loại bảo hiểm kia nhiều. Trong đó doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng 1%, người lao động đóng 1% từ tiền lương, tiền công. Bạn cũng có thể có thể đóng theo một trong 3 phương thức: đóng hàng tháng, đóng hàng quý hoặc đóng 6 tháng một lần.

4. Hồ sơ mà doanh nghiệp cần khi đóng 3 loại bảo hiểm bắt buộc trên

Người lao động: Tờ khai cung cấp thông tin người tham gia BHXH, BHYT  mỗi người lao động 1 bản; Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn cần giấy tờ chứng minh.

Doanh nghiệp: Tờ khai cung cấp thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT; Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN; Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn. Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về những loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp phải đóng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về những bảo hiểm bắt buộc mang lại quyền lợi cho mình và nhắc nhở doanh nghiệp của mình thực hiện nó.

Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ chúng tôi tại đây!

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận