Tự tử có được bảo hiểm nhân thọ chi trả hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Thông qua bài viết hôm nay, hãy cùng Medplus tìm hiểu nhé!
Quy định của pháp luật về trường hợp tự tử khi tham gia bảo hiểm nhân thọ
Điều 39, Luật kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10, quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm:
- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
- Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Quy định loại trừ trong điều khoản hợp đồng
Các cty bảo hiểm cũng liệt kê trường hợp tự tử trong vòng 2 năm hoặc 24 tháng ở mục “Các trường hợp loại trừ bảo hiểm”. Dưới đây là ví dụ của công ty Aviva Việt Nam.
Trích: Điều 2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm SP Aviva Chọn An Vui
2.1.1. Hành vi cố ý tự gây thương tích hoặc tự tử dù trong bất kỳ trạng thái tinh thần hay tâm thần nào trong vòng 24 tháng kể từ Ngày hiệu lực Hợp đồng hoặc ngày Hợp đồng được khôi phục hiệu lực lần sau cùng, tùy thuộc ngày nào xảy ra sau
Có thể thấy điều khoản loại trừ cho trường hợp tự tử khi tham gia bảo hiểm nhân thọ còn chặt chẽ hơn so với quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm
Như vậy, trường hợp khách hàng là người được bảo hiểm tự tử trong thời hạn 2 năm thì sẽ không nhận được tiền bồi thường. Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán giá trị hoàn lại hoặc toàn bộ số phí đã đóng trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan.
Bảo hiểm nhân thọ có trả tiền khi tự tử không?
Bạn thắc mắc bảo hiểm nhân thọ có trả tiền khi tự sát không? Câu trả lời nằm trong Khoản 1 điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000:
“Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau:
- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực.
- Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng.
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.”
Chúng ta có thể chia thành 2 trường hợp căn cứ theo quy định trên như sau:
- Trường hợp 1: Người được bảo hiểm tự tử và mất trong thời hạn 2 năm tính từ hợp đồng đầu tiên hoặc từ ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực thì phía công ty không phải bồi thường.
- Trường hợp 2: Sau 2 năm hợp đồng đầu tiên hoặc sau 2 năm kể từ khi hợp đồng tiếp tục có hiệu lực, nếu người được bảo hiểm chết do tự tử thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường như đã ký kết.
Quy trình thẩm định, xét duyệt quyền lợi tử vong do tự tử
Khi người được bảo hiểm chết do tự tử thì việc xét duyệt quyền lợi phải tuân theo quy trình sau đây:
- Khách hàng nộp đơn và giấy chứng tử của người được bảo hiểm lên công ty để yêu cầu giải quyết quyền lợi tử vong.
- Công ty bảo hiểm sẽ có quyền yêu cầu khách hàng ủy quyền nhằm xác định nguyên nhân tử vong.
- Nếu thời gian người được bảo hiểm mất do tự tử là sau 2 năm từ ngày hợp đồng có hiệu lực thì công ty bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả.
- Trường hợp trong vòng 2 năm đầu tiên thì khách hàng sẽ nhận lại khoản phí bảo hiểm đã đóng. Số tiền phí này sẽ trừ đi các khoản quyền lợi đã được thanh toán trước đó (nếu có) tùy vào từng hợp đồng bảo hiểm, chính sách của công ty.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi bảo hiểm nhân thọ có trả tiền khi tự tử không? Cần lưu ý rằng công ty bảo hiểm vẫn có thể từ chối cho bạn tham gia sau khi thẩm định tình trạng tâm lý. Nếu phía công ty đồng ý cấp hợp đồng thì đương nhiên các khoản phí mà bạn phải đóng sẽ là những khoản phí trội, tức là cao hơn nhiều lần so với bình thường.
Tìm hiểu thêm về các điều khoản liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Medplus, hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ cho trẻ em – Các điều khoản bao gồm và loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và các gói phổ biến mà bạn cần biết
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe
- [2022] Có nên mua bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn?
- [2022] Những điều cần làm khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn hết hạn
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và quỹ tương hỗ: nên chọn đầu tư vào đâu?
- 4 mẹo mua bảo hiểm nhân thọ không bị “lỗ vốn”
- Sự khác nhau giữa Bảo hiểm sức khỏe và Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo [6/2022]
- Những điều cần biết về cơn đau tim và cách để giảm thiểu rủi ro của căn bệnh này
- 3 loại bảo hiểm mà mọi người nên có