Bảo hiểm tài sản là gì và có thể bảo trợ cho đối tượng nào?

Bảo hiểm tài sản là gì và có thể bảo trợ cho đối tượng nào?
Bảo hiểm tài sản là gì và có thể bảo trợ cho đối tượng nào?

Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm vì hầu hết các loại bảo hiểm hiện nay đều có mục tiêu bảo vệ là con người và các yếu tố an toàn, sức khỏe,.. của người đó.

Nhưng trên thực tế, không chỉ cần bảo vệ mỗi đối tượng con người mà các yếu tố liên quan đến việc sinh hoạt của con người cũng cần được bảo vệ để giúp người sử dụng cảm thấy an tâm hơn.

Và một trong những bảo hiểm thiết thực và gắn liền với đời sống con người nhất là bảo hiểm tai nạn giúp bảo vệ và gìn giữ giá trị của những vật dụng người tham gia thường xuyên sử dụng. Trong bài viết này, Medplus sẽ cung cấp thông tin cho bạn về loại bảo hiểm này nhé!

Bảo hiểm tài sản là gì?

Nằm trong nhóm phi nhân thọ, đối tượng bảo vệ của bảo hiểm tài sản là những tài sản như hiện vật hay tiền và các giấy tờ có thể quy đổi thành tiền theo quy định của Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

Cũng theo quy định trên, trong trường hợp xảy ra rủi ro được thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến tài sản bị hư hỏng thì bên công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người mua bảo hiểm.

Có các hình thức bồi thường như bồi thường bằng tiền mặt, sửa chữa tài sản hoặc thay thế bằng tài sản mới nếu nằm trong khả năng cho phép. Tuy nhiên, đa phần công ty bảo hiểm sẽ chi trả tiền mặt cho khách hàng vì đây là cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Bảo hiểm tài sản bảo vệ cho đối tượng nào?

Tất cả những vật dụng có thể được cấp quyền sở hữu đều là đối tượng của bảo hiểm tài sản.

Đối tượng bảo vệ của bảo hiểm tài sản
Đối tượng bảo vệ của bảo hiểm tài sản

Nhưng để dễ quản lý thì các loại tài sản được phân loại theo từng nhóm dựa trên điểm giống nhau, cụ thể:

  • Những vật hữu hình: Nhà cửa, kho, xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, các loại hàng hóa, đồ vật, vật nuôi, mùa màng…
  • Tiền và các loại giấy tờ có trị giá quy đổi được thành tiền
  • Quyền tài sản: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất…

Các đặc điểm của bảo hiểm tài sản

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là một loại hợp đồng bồi thường

Người mua bảo hiểm tài sản với mong muốn sẽ nhận được khoản bồi thường khi xảy ra sự cố với tài sản của mình và để đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bán thì giá trị bồi thường của bảo hiểm sẽ không vượt quá giá trị thị trường tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Là một loại hợp đồng bồi thường
Là một loại hợp đồng bồi thường

Để đảm bảo mục tiêu này, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về 3 trường hợp định giá hợp đồng bảo hiểm như sau:

* Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị

Được hiểu là giá trị bảo hiểm sẽ cao hơn giá thị thường của tài sản tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng và đây là hợp đồng bảo hiểm không được pháp luật thừa nhận.

Với tình huống đã lỡ ký vì một lý do khách quan, công ty bảo hiểm cần thực hiện chỉnh sửa hợp đồng để đưa mệnh giá về đúng giá trị tài sản, đồng thời phải xác định và hoàn trả phần phí bảo hiểm chênh lệch mà người tham gia đã đóng.

Khi xảy ra sự cố, thì phí bồi thường dựa trễ giá trị tài sản ở lần ký kết sau.

* Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị

Ngược lại với bảo hiểm trên giá trị thì ở trường hợp này, mệnh giá bồi thường thấp hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm ký hợp đồng. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm.

Do đó. công ty bảo hiểm phải tính lại giá trị bồi thường theo công thức sau để không vi phạm điều khoản quy định của pháp luật:

Tiền bồi thường sẽ bằng tích của giá trị thiêt hại thực tế và mệnh giá bảo hiểm chia cho giá trị thị trường của tài sản lúc ký kết hợp đồng ((giá trị thiệt hại thực tế x mệnh giá bảo hiểm)/giá trị thị trường của tài sản lúc ký hợp đồng).

* Hợp đồng bảo hiểm trùng

Điều này xảy ra khi người tham gia mua hai loại bảo hiểm khác nhau nhưng có cùng đối tượng bảo vệ.

Khi đó cách tính tiền bồi thường mà mỗi hợp đồng sẽ chi trả là: (tổng số tiền bồi thường từ tất cả các hợp đồng) x (mệnh giá của hợp đồng đang nói đến) / (tổng mệnh giá tất cả các hợp đồng).

Phương pháp này giúp người tham gia bảo hiểm không nhận nhiều hơn số tiền chi trả cho thiệt hại người đó phải chịu.

2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

Thuật ngữ quyền lợi có thể được bảo hiểm dùng để chỉ ra rằng người hưởng lợi từ bảo hiểm phải có mối quan hệ gắn liền hoặc liên quan đến sự an toàn của đối tượng được bảo hiểm theo quy định pháp luật.

Các căn cứ để chứng minh mối liên hệ giữa người tham gia và tài sản được bảo vệ là quyền sở hữu, quyền chiếm dụng và sử dụng tài sản dựa trên các giấy tờ pháp lý.

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

Cũng như các loại bảo hiểm khác, người thụ hưởng chính và đầu tiên là chủ sở hữu hợp đồng bảo hiểm.Sau đó mới đến những người có quyền lợi và trách nhiệm như người mượn, thuê hoặc quản lý tài sản.

Tất cả đối tượng trên được tham gia ký kết và hưởng lợi ích từ bảo hiểm dựa trên những thỏa thuận chung và được pháp luật cho phép.

3. Thời hạn bảo hiểm và phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm tùy thuộc vào mệnh giá bảo hiểm, xác suất xảy ra rủi ro và các chế độ khác người mua được hưởng. Phí bảo hiểm có thể được đóng một lần hoặc định kỳ theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm.

Phí bảo hiểm có thể đóng một lần vào lúc ký hợp đồng hoặc định kỳ theo hợp đồng quy định và phí này phụ thuộc vào mệnh giá bảo hiểm cũng như xác suất rủi ro và các chế độ kèm theo.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản

Để nộp đơn yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản, người tham gia cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản
  • Hợp đồng bảo hiểm tài sản đã ký kết
  • Giấy chứng nhận hoặc biên bản xác nhận đủ điều kiện an toàn (về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh lao động…)
  • Biên bản giám định thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giám định viên độc lập
  • Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất (của đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác)
  • Bản kê khai tổn thất và giấy tờ chứng minh tổn thất.

Đây là những giấy tờ có giá trị pháp lý cao và là minh chứng cho việc bạn toàn quyền sở hữu tài sản cũng như xác định được mức độ thiệt hại của tài sản.

Kết luận

Ở trên là những thông tin cơ bản về bảo hiểm tài sản mà bạn nên tham khảo qua.

Khi mua hợp đồng bảo hiểm tài sản, bạn nên kết hợp những gì công ty bảo hiểm tư vấn với các kiến thức bạn được cung cấp trong bài viết này để lựa chọn ra gói bảo hiểm phù hợp nhất cho bản thân.

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng tại đây!

Để lại một bình luận