Bảo hiểm nhân thọ khi tử vong đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1759. Trải qua 300 năm được phát triển và hoàn thiện, bảo hiểm nhân thọ khi tử vong đã đem đến cho người tham gia những giải pháp bảo vệ cho bản thân và gia đình người tham gia trước những rủi ro, sinh mạng, thương tật. Đồng thời đảm bảo tài chính cho gia đình trước những biến cố khó lường trong cuộc sống.
Để hiểu rõ hơn về người mua bảo hiểm nhân thọ khi tử vong sẽ nhận được quyền lợi như thế nào, hãy cùng Medplus tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Quyền lợi bảo hiểm tử vong là gì?
Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới WHO, một trong những nhóm nguyên nhân gây nên tử vong nhiều nhất tại Việt Nam là tai nạn và bệnh tật. Trong số đó, nguyên nhân dẫn đến tử vong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim cao gấp 7 lần so với nguyên nhân tai nạn giao thông.
Đứng trước những nguy cơ tử vong thường trực, rất nhiều người đã tìm đến loại hình bảo hiểm nhân thọ để có thể dự phòng tài chính cho chính bản thân và gia đình. Bảo hiểm nhân thọ được coi là phao cứu sinh cho cuộc sống của gia đình và người thân nếu không may người trụ cột qua đời, đồng thời bớt gánh nặng tài chính và đảm bảo được các dự định, ước mơ cho con cái, an nhàn tuổi già cho cha mẹ.
Các trường hợp được chi trả bảo hiểm tử vong
Các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chia ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong cho khách hàng, qua đó công ty bảo hiểm sẽ dựa vào đó để thực hiện chi trả quyền lợi tử vong cho người tham gia.
Cụ thể các trường hợp được chi trả bảo hiểm tử vong bao gồm:
- Tai nạn: Người tham gia bảo hiểm sẽ được bảo hiểm trước những rủi ro tử vong do tai nạn ngay sau khi ký và nộp phí bảo hiểm đầu tiên cho công ty bảo hiểm nhân thọ. Các trường hợp tử vong do tai nạn như: tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,… thường xảy ra bất ngờ hoặc do ngoại cảnh gây ra.
- Tự tử: Trong cuộc sống của mỗi người sẽ có giai đoạn khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, và một số người đã lựa chọn tự tử là giải pháp. Để hạn chế tình trạng này, các công ty bảo hiểm nhân thọ đã lựa chọn hình thức chi trả quyền lợi cho người tham gia 2 năm tính từ lúc hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. 2 năm là khoảng thời gian để người tham gia bảo hiểm bình tâm trở lại, đồng thời giúp họ vượt qua những khó khăn trước mắt. Đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để số tiền người tham gia đóng cho công ty bảo hiểm trở thành một động lực giúp khách hàng vượt qua áp lực của bản thân trong cuộc sống.
- Các nguyên nhân khác: Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm nhân thọ không may tử vong do những nguyên nhân khác ngoài tai nạn, tự tử sau thời gian quy định tính từ lúc ký kết hợp đồng (hợp đồng có hiệu lực 12 tháng) sẽ được công ty chi trả quyền lợi tử vong. Quy định về thời gian áp dụng đối với quyền lợi bảo hiểm tử vong cho nguyên nhân khác sẽ được quy định cụ thể trong điều khoản của hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp đặc biệt không áp dụng quyền lợi tử vong
Ngoài những trường hợp được chi trả quyền lợi bảo hiểm tử vong, một số trường hợp tử vong sau đây sẽ không được công ty bảo hiểm chi trả, cụ thể:
- Tử vong do sử dụng chất ma túy, chất kích thích, chất có cồn, chất gây nghiện,…
- Vi phạm pháp luật như: thực hiện các hoạt động trộm cắp, đánh nhau, gây rối trật tự nơi công cộng, chống đối người thi hành nhiệm vụ hoặc thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
- Người được bảo hiểm tham gia các hoạt động hàng không, các hoạt động thể thao, giải trí nguy hiểm như: nhào lộn trên không, nhảy dù, đua xe, đấm bốc, đua ngựa, săn bắn,…
- Các hành vi cố ý như: Người tham gia bảo hiểm cố ý gây thương tích, tai nạn cho bản thân,…
- Các trường hợp người được bảo hiểm tử vong do: động đất, sóng thần, phản ứng hạt nhân, nhiễm phóng xạ, vũ khí sinh học, khủng bố, nội chiến, chiến tranh,…
Ngoài ra, trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ người tham gia cũng cần trung thực, cung cấp các thông tin cá nhân về bệnh tật, lịch sử khám chữa bệnh một cách chính xác nhất. Đối với trường hợp người tham gia vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ không chịu trách nhiệm bảo hiểm đối với trường hợp khách hàng gặp rủi ro về bệnh tật hay tử vong.
Các đối tượng được nhận quyền lợi tử vong
Những đối tượng sau đây sẽ là người nhận được quyền lợi tử vong theo quy định của từng điều khoản sản phẩm, cụ thể:
- Người thụ hưởng: Là cá nhân hoặc tổ chức sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm tử vong nếu chẳng may người được bảo hiểm gặp phải rủi ro. Những người thụ hưởng sẽ được bên mua bảo hiểm chỉ định tuy nhiên phải có sự đồng ý của người được bảo hiểm theo đúng quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm: Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân đủ 18 tuổi trở lên đang cư trú tại Việt Nam, có hành vi năng lực dân sự đầy đủ. Bên mua bảo hiểm phải là bên kê khai, ký tên trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, đóng phí bảo hiểm và có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.
- Người được thừa kế: Là người sẽ được thừa kế hợp pháp của người được bảo hiểm/bên mua bảo hiểm theo đúng quy định của bộ luật dân sự về thừa kế hợp pháp theo pháp luật.
Tìm hiểu thêm về bảo hiểm nhân thọ tại Medplus, hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và các gói phổ biến mà bạn cần biết
- [2022] Những lưu ý chung khi tham gia bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
- [2022] Bạn có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được không?
- [2022] Làm thế nào để yêu cầu bồi thường tử vong bằng bảo hiểm nhân thọ
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và quỹ tương hỗ: nên chọn đầu tư vào đâu?
- [2022] Phí bảo hiểm nhân thọ có bị ảnh hưởng bởi lịch sử bệnh lý của gia đình
- [2022] Người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ là gì?
- [2022] Sử dụng bảo hiểm trọn đời để để lại di sản cho con cái
- [2022] Lập kế hoạch nghỉ hưu từ sớm
- [2022] Những điều cần biết về bảo hiểm có kỳ hạn và các lợi ích đi kèm
- [2022] Sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn và bảo hiểm nhân thọ trọn đời
- [9/2022] Bảo hiểm nhân thọ có thời hạn và điều gì xảy ra nếu bạn sống lâu hơn kỳ hạn hợp đồng ?