Hiện nay, nhiều công nhân có xu hướng tham gia các gói bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình lao động của mình.

nhiều công nhân có xu hướng tham gia các gói bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng
nhiều công nhân có xu hướng tham gia các gói bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng

Nhưng liệu bạn đã biết về các thông tin sau của bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng mà Medplus sắp đề cập chưa, cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé.

1. Bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng là gì?

Trong quá trình làm việc, người lao động đặc biệt là các công nhân xây dựng sẽ phải thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro hay tai nạn ngoài ý muốn.

Chính vì lí do đó mà các công ty bảo hiểm đã triển khai các gói bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng với mục đích bảo vệ an toàn và hỗ trợ khi đối tượng được bảo hiểm gặp phải sự cố.

1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng

Các đối tượng cụ thể sau đây có thể tham gia bảo hiểm tai nạn:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng không cố định thời hạn và người làm việc có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng trong khoảng từ 1 – 3 tháng.
  • Nhà thầu xây dựng, quản lý lao động,…

1.2. Phạm vi và hiệu lực bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng

Với loại bảo hiểm này, nó chỉ có tác dụng khi được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam và chỉ khi người tham gia đóng phí đầy đủ theo quy định thì hiệu lực của sản phẩm mới được kích hoạt và duy trì.

Ngoài ra khi người được bảo hiểm tử vong hay gặp tai nạn khi tham gia thực hiện cứu hộ thì vẫn được bảo hiểm theo đúng quy định hiện hành của luật bảo hiểm.

2. Quy định về mua bảo hiểm cho công nhân xây dựng

Theo thông tư 329/2016/TT – BTC và Nghị định số 119/2015/NĐ- CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Việc mua bảo hiểm tai nạn cho công xây dựng là trách nhiệm bắt buộc của Nhà thầu thi công đối với người lao động.

Quy định về mua bảo hiểm cho công nhân xây dựng
Quy định về mua bảo hiểm cho công nhân xây dựng

Theo quy định đó thì nếu trong quá trình thi công, công nhân không may gặp các sự cố dẫn đến thương tật hay tử vong thì chủ thầy sẽ phải bồi thường toàn bộ chi phí cộng với đền bù các tổn thất nếu sự cố đó nằm trong hai trường hợp sau:

  • Đền bù tổn thất về tính mạng và tài sản mang tính thảm họa. Ví dụ như vụ cháy nhà máy Rạng Đông,…
  • Chủ thầu có trách nhiệm đền bù tổn thất do tai nạn, sự cố phát sinh trong quá trình lao động gây ra.

3. Quyền lợi của người lao động khi mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng

Khi đã được nhà thầu hoặc chủ đầu tư mua bảo hiểm tai nạn thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi đầy đủ như:

  • Chi phí thăm khám và điều trị sẽ được bảo hiểm chi trả dựa vào tỉ lệ phần trăm thương tật, tuy nhiên mức chi trả sẽ không vượt quá chi phí bảo hiểm đã đóng theo quy định.
  • Chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm đối với các trường hợp lao động bị thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong do tai nạn lao động gây ra. Mức chi phí sẽ được dựa theo quyết định số 590/TC/BH (16/08/1993).

4. Kết luận

Trên đây là các thông tin về bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng bạn có thể tham khảo, từ đó có thêm một sự lựa chọn trong việc chọn mua bảo hiểm nhằm bảo vệ bản thân tốt hơn trong quá trình lao động.

Liên hệ Medplus nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn hoặc hỗ trợ nhé.

Để lại một bình luận