Công ty bảo hiểm phá sản là điều không phổ biến và có thể nói là phần trăm xảy ra cực kỳ thấp, tuy nhiên bạn có thắc mắc rằng nếu một ngày công ty bảo hiểm phá sản sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn như thế nào không?
Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này một cách chi tiết nhất.
1. Có công ty bảo hiểm phá sản không?
Căn cứ theo Luật phá sản năm 2014 quy định về doanh nghiệp phá sản như sau: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm như sau:“Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.”
Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm phá sản khi: Không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Và sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán
Có thể thấy, công ty bảo hiểm cũng giống như các mô hình công ty khác hay mô hình tổ chức tín dụng như các ngân hàng, đều là hình thức kinh doanh nên đều có khả năng bị phá sản khi gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Trên thế giới, trường hợp công ty bảo hiểm phá sản cũng rất hi hữu. Một ví dụ như là 2 doanh nghiệp BHNT Nhật Bản, công ty Chiyoda Mutual Life và Kyoel Life. Khi phá sản, chính phủ Nhật Bản đã đứng ra tiếp quản lại tài sản của 2 công ty này, các quyền lợi của khách hàng vẫn được bảo vệ như hợp đồng đã ký kết.
2. Phải làm gì khi công ty bảo hiểm có nguy cơ phá sản?
Về nguyên tắc, các công ty bảo hiểm nhân thọ phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tức là biên khả năng thanh toán của doanh nghiêp nhân thọ không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu (Biên khả năng thanh toán là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm).
Vậy khi xảy ra trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản khách hàng cần phải làm gì?
Khách hàng có thể chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sang công ty bảo hiểm khác:
Sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục nếu các công ty vẫn không hoạt động tốt thì Bộ Tài chính sẽ thực hiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm bằng cách chia, tách, hợp nhất, giải thể với các doanh nghiệp nhân thọ khác và điều kiện đảm bảo quyền cũng như nghĩa vụ của các hợp đồng được chuyển giao không thay đổi cho đến hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm:
“Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.”
Như vậy trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán, bị chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể thì bắt buộc cần thực hiện việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa các doanh nghiệp BHNT theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm không thỏa thuận được việc chuyển giao thì Bộ tài chính đứng ra can thiệp chỉ định hoạt động này.
3. Qũy bảo vệ người được bảo hiểm bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi công ty bảo hiểm phá sản
Trường hợp xấu nhất, công ty bảo hiểm phá sản thì lúc này Bộ Tài chính sẽ sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm quy định tại điều 103-109 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ để chi trả quyền lợi cho khách hàng. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là yêu cầu bắt buộc mà công ty bảo hiểm phải trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí tham gia Bảo hiểm của Khách hàng.
Theo quy định tại điểm 1 Điều 107 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ: trường hợp xấu nhất khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, hạn mức chi trả tối đa là 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp BH nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.
4. Tạm kết
Việc công ty bảo hiểm phá sản là việc có tỷ lệ xảy ra cực kỳ thấp, tuy nhiên tỷ lệ thấp không có nghĩa sẽ không xảy ra. Do đó, Medplus chia sẻ những thông tin này giúp bạn đọc có thể biết được những quyền lợi của mình khi công ty bảo hiểm phá sản sẽ như thế nào. Theo những chia sẻ về quyền lợi của khách hàng khi công ty bảo hiểm phá sản thì bạn cũng có thể yên tâm rằng các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm luôn được bảo đảm một cách tốt nhất.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.
Xem thêm
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe có OPD và những điều bạn cần biết
- [2022] Bỏng da và tầm quan trọng của bảo hiểm sức khỏe trong việc điều trị
- [2022] Hệ thống bảo lãnh viện phí trong bảo hiểm sức khỏe là gì?
- [2022] Sự khác biệt giữa bệnh viện trong mạng lưới và bệnh viện ngoài mạng lưới công ty cung cấp bảo hiểm của bạn
- [Hướng dẫn] Thủ tục yêu cầu Bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia đúng nhất 2022
- Quyền lợi của bảo hiểm tai nạn cá nhân [2023]
- Mức phí bảo hiểm thân thể năm 2022 là bao nhiêu? Có cao không?
- Bảo hiểm sức khỏe – Những điều cần cân nhắc khi mua hợp đồng bảo hiểm [2023]
- 8 bài tập trí não để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn
- Những lý do quan trọng để nâng cấp bảo hiểm sức khỏe của bạn