Mức miễn thường bảo hiểm là một điều khoản phổ biến mà người mua dễ dàng bắt gặp trong các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Những quy định về mức miễn thường nhận được sự quan tâm lớn vì nó ảnh hưởng đến trách nhiệm và quyền lợi nhận bồi thường của người tham gia.
Nếu bạn muốn tìm hiểu: “Mức miễn thường trong bảo hiểm ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn như thế nào?” thì hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Có bảo nhiêu loại miễn thường bảo hiểm
Tùy vào quy định của công ty bảo hiểm cho từng loại nghiệp vụ, mức miễn thường có thể được đưa ra như một quy định bắt buộc hoặc để bên mua bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn.
Xét về cách tính khấu trừ, người ta cơ bản phần miễn thường bảo hiểm thành 2 loại: Miễn thường có khấu trừ và miễn thường không khấu trừ.
1. Miễn thường có khấu trừ
Miễn thường bảo hiểm có khấu trừ là số tiền của khiếu nại không được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm. Mức miễn thường này được áp dụng phổ biến trong bảo hiểm xe. Một số người được bảo hiểm thường chủ quan rằng mình mua bảo hiểm xe rồi thì không cần quan tâm đến an toàn, cứ va quẹt thoải mái vì trước sau cũng được bồi thường.
Ví dụ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm ô tô với mức miễn thường có khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe và chi phí khắc phục tổn thất là 500.000 đồng trở xuống thì khách hàng phải tự thanh toán chi phí.
Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục tổn thất trên 500.000 đồng (ví dụ 10.000.000 đồng), khách hàng sẽ phải tự thanh toán 500.000 đồng, công ty bảo hiểm phải thanh toán chi phí còn lại (9.500.000 đồng).
2. Miễn thường không khấu trừ
Khác với mức miễn thường không khấu trừ, tổn thất vượt mức miễn thường sẽ được bồi thường toàn bộ. Nói một cách khác, công ty bảo hiểm chia sẻ toàn bộ trách nhiệm bồi thường khi số tiền đó cao hơn mức miễn thường.
Ví dụ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm ô tô với mức miễn thường không khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe và chi phí khắc phục 500.000 trở xuống thì khách hàng phải tự thanh toán chi phí.
Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục lớn hơn 500.000 đồng (ví dụ 10.000.000 đồng), khách hàng sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào, công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí khắc phục tổn thất (10.000.000 đồng).
Lợi ích của các mức miễn thường bảo hiểm
Mức miễn thường bảo hiểm là một điều khoản quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm, mức miễn thường ràng buộc về trách nhiệm và lợi ích của người mua kể cả người bán bảo hiểm.
1. Đối với khách hàng
Đứng về phía khách hàng, không phủ nhận miễn thường bảo hiểm thường làm gia tăng trách nhiệm cho họ. Tuy nhiên, cần thấy rằng trên thực tế, mức miễn thường vẫn mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia bảo hiểm, như:
- Người mua bảo hiểm được sẽ trả phí bảo hiểm thấp hơn khi áp dụng mức miễn thường. Bằng khoản tiền tiết kiệm từ việc giảm mức phí, người mua có thể dùng để thanh toán những chi phí tổn thất nhỏ.
- Với những thiệt hại không đáng, người tham gia bảo hiểm có thể tự giải quyết nhanh vấn đề. Họ sẽ đỡ mất thời gian và công sức để chuẩn bị hồ sơ khiếu nại và chờ đợi nhận bồi thường từ công ty bảo hiểm.
- Khách hàng nhận được ưu đãi và dịch vụ tốt hơn từ các công ty bảo hiểm. Bằng việc để khách hàng tự mình giải quyết những tổn thất nhỏ, công ty bảo hiểm sẽ có điều kiện chăm sóc khách hàng chu đáo hơn, giải quyết tốt hơn những yêu cầu bồi thường.
- Người mua bảo hiểm sẽ tự gia tăng ý thức trách nhiệm, không ỷ lại hoàn toàn vào bảo hiểm, nhất là đối với bảo hiểm tài sản cơ giới.
3.2. Đối với công ty bảo hiểm
Đối với các công ty bảo hiểm, họ chấp nhận đề ra phí bảo hiểm thấp hơn để thuyết phục khách hàng chấp nhận mức miễn thường. Bởi lẽ, miễn thường bảo hiểm thường mang lại nhiều lợi ích, như:
- Khi giảm các khiếu nại nhỏ, không chỉ giúp giảm tiền bồi thường, các công ty bảo hiểm còn cắt được nhiều chi phí, nguồn lực không hiệu quả về thủ tục bồi thường, thẩm định, đàm phán cho những tổn thất nhỏ.
- Mức miễn thường áp dụng làm ý thức trách nhiệm của người mua tăng lên, sàn lọc được những khách hàng thiếu nghiêm túc, do đó làm giảm rủi ro cho các công ty bảo hiểm.
- Khi hạn chế được những kiện tụng về chi phí bồi thường cho những trường hợp hư hỏng nhỏ, công ty bảo hiểm có hình ảnh tốt hơn trong mối quan hệ với khách hàng. Mặc khác, công ty tận dụng được nguồn lực để cải thiện dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Nên chọn mức miễn thường bảo hiểm nào thì phù hợp?
Tùy vào loại hình bảo hiểm và hoàn cảnh cá nhân, khách hàng có thể chọn mức miễn trừ phù hợp với mình. Khi thỏa thuận về mức miễn trừ, người mua bảo hiểm có thể cân nhắc đến những yếu tố như:
- So sánh khoản tiền tiết kiệm được khi giảm phí bảo hiểm giảm so với chi phí cơ hội khi áp dụng mức miễn thường tương ứng.
- Ước tính khả năng xảy ra những thiệt hại nhỏ với loại hình bảo hiểm đang tham gia. Giả sử người mua bảo hiểm là người chăm sóc xe cẩn thận, lái xe an toàn, họ sẽ có lợi kể cả khi áp dụng mức miễn thường lớn.
- Ngoài ra, người mua cần cân nhắc về thời hạn của hợp đồng bảo hiểm, xem xét uy tín của công ty bảo hiểm, cách tiếp nhận và chăm sóc khách hàng của bên bán.
Kết luận
Như vậy, mức miễn thường bảo hiểm là một điều khoản quan trọng mà khách hàng không nên bỏ qua. Một mức miễn thường phù hợp giúp cân bằng lợi ích và trách nhiệm cho cả người mua và công ty bảo hiểm.
Mong rằng với những thông tin Medplus chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có thể hiểu được những kiến thức thú vị về mức miễn thường bảo hiểm.
Xem thêm
- [2022] Viêm màng não do lao mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- (2022) Lựa chọn bảo hiểm sức khỏe dài hạn và ngắn hạn
- “Cạm bẫy” của việc không mua bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Bảo hiểm bệnh ung thư vú PinkCare VBI và những điều bạn cần biết
- [2022] Bảo hiểm bệnh sốt xuất huyết trong bảo hiểm sức khỏe: những gì được bảo hiểm và không được bảo hiểm
- [2022] Bạn dự định nghỉ việc để làm việc tự do? Hãy tìm hiểu về các gói bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Bảo hiểm du lịch có bắt buộc khi đi du lịch nước ngoài
- Có nên mua bảo hiểm sức khỏe trẻ em trong năm 2022
- Quản lý cảm xúc – bài học “số một” của dân công sở
- Bảo hiểm tích lũy cho con: Bảo vệ tương lai cho trẻ [2023]
- Danh sách bệnh viện bảo lãnh viện phí bảo hiểm sức khỏe Liberty mới nhất 7/2022
- Sự khác nhau giữa bảo hiểm sức khỏe nhóm và bảo hiểm tai nạn cá nhân nhóm