Chế độ của bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu trước khi xuất hiện thuật ngữ an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội được xem như một trụ cột chính của an ninh xã hội, là quỹ tiền bảo hộ cho cuộc sống của người lao động.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc thể hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động và cả người sử dụng lao động. Cùng Medplus tìm hiểu các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất năm 2021, căn cứ vào luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình BHXH, khái niệm BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tuổi tuất.
2. Đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022
2.1. Người lao động
Công dân là người Việt Nam hoặc một số bộ phận người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều thuộc các đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật, cụ thể:
2.1.1. Công dân Việt Nam
Người lao động là công dân Việt Nam tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là những đối tượng:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2.1.2. Công dân nước ngoài
Người lao động là công dân nước ngoài tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là những đối tượng:
- Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
- Tuy nhiên, nếu người lao động (NLĐ) là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
- NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động 2012.
2.2. Người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động, dù là công dân Việt Nam hay một số bộ phận là công dân nước ngoài, khi đã làm việc tại Việt Nam sẽ phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau:
2.2.1. Công dân Việt Nam
Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.
2.2.2. Công dân nước ngoài
Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Kết luận
Tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của người lao động. Bảo hiểm xã hội bắt buộc hỗ trợ một phần thu nhập của người lao động khi gặp rủi ro dẫn tới mất sức lao động, ổn định cuộc sống người lao động. Người dân cần nắm được quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và mức đóng để đảm bảo quyền lợi của mình.
Ngoài ra, người lao động có thể tham gia những gói bảo hiểm sức khỏe từ các công ty bảo hiểm uy tín. Những sản phẩm bảo hiểm này mang đến nhiều quyền lợi chăm sóc, thăm khám và điều trị bệnh ưu việt cho khách hàng khi có nhu cầu. TOP bảo hiểm sức khỏe được đánh giá cao hiện nay Medplus gợi ý đến bạn là:
- Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia
- Bảo hiểm sức khỏe Ngũ Phúc Ưu Vệt PVI
- Bảo hiểm sức khỏe VBI Care
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe AIA