Bảo hiểm tài sản gồm những loại hình nào? Bảo hiểm tài sản giúp hỗ trợ như thế nào đối với người tham gia?

Hãy cùng  Medplus tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về những phân loại cơ bản của bảo hiểm tài sản cùng những quyền lợi mà các loại hình này mang lại cho bên tham gia hợp đồng.

Các loại bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay

Bảo hiểm tài sản cháy, nổ bắt buộc

Đây là loại hình bảo hiểm tài sản nhằm bảo vệ các vật chất trước những sự cố cháy, nổ mà nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018, cho các tài sản sau: 

  • Nhà cửa
  • Công trình kiến trúc
  • Máy móc kỹ thuật và các trang thiết bị
  • Hàng hóa, thiết bị vật tư và một vài tài sản khác
Bảo hiểm tài sản cháy, nổ bắt buộc
Bảo hiểm tài sản cháy, nổ bắt buộc

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Đây là loại bảo hiểm tài sản mang tính bảo vệ trước những thiệt hại vật chất ngẫu nhiên, không thể lường trước được như: 

  • Hoả hoạn và sét đánh gây nổ
  • Trường hợp nổ gây thiệt hại
  • Máy bay hoặc các thiết bị trên phương tiện đó rơi trúng
  • Gây rối, đình công, bế xưởng
  • Thiệt hại do hành động ác ý
  • Động đất hay núi lửa phun trào
  • Giông và bão lụt, thiên tai
  • Tràn nước từ các bể và thiết bị chứa nước
  • Va chạm do xe cộ và súc vật

Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là gì?

Loại hình bảo hiểm tài sản này mang đến cho chủ hợp đồng sự bảo vệ dành cho mọi tài sản vật chất hữu hình có nguy cơ thiệt hại, hủy hoại và có thể tính được bằng giá trị tiền bạc bao gồm:

  • Bất động sản
  • Các loại máy móc, thiết bị
  • Hàng hóa như thành phẩm, nguyên vật liệu, sản phẩm đang sản xuất dở dang, sổ sách kế toán, bản vẽ, mô hình
  • Các tài sản khác không thuộc phạm vi loại trừ 
  • Có thể mở rộng các tài sản như tiền, vật quý hiếm, sách quý hoặc các tác phẩm nghệ thuật.
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là gì?
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là gì?

Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư

Loại bảo hiểm tài sản này giúp giữ gìn và bảo vệ tổ ấm thân yêu của mỗi người chúng ta. Bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đền bù cho các vật chát bị cháy nổ. Đối tượng tham gia cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Nhà nhiều tầng, các doanh nghiệp thường quy định từ 4 đến 5 tầng
  • Thời gian từ khi hoàn thành xây dựng và sử dụng cho đến khi bảo hiểm có hiệu lực không quá 20 đến 25 năm. 
  • Với biệt thự, một số bên đề nghị đảm bảo được đường tiếp cận cho các phương tiện cứu hộ trong tình huống diễn ra sự cố. 

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Là hình thức bảo hiểm tài sản đối với các tổn thất do sự gián đoạn kinh doanh vì một số rủi ro nhất định. Tổn thất này thường là vấn đề giảm lợi nhuận do giảm doanh thu, thiệt hại tài sản và tăng mức chi phí hoạt động kinh doanh. Phạm vi áp dụng của bảo hiểm tài sản bao gồm:

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
  • Bồi thường lợi nhuận và những chi phí cố định khác (nếu có) do bên mua bảo hiểm tài sản chi trả trong thời gian gián đoạn kinh doanh vì các rủi ro bất thường gây nên với tài sản đã đề ra trên hợp đồng.
  • Chi trả thêm các chi phí khác nhằm giảm thiểu tổn thất do hậu quả của việc kinh doanh bị ảnh hưởng như phí tạm thuê nhà xưởng hoặc máy móc, chi phí tăng ca, cước phí vận chuyển khẩn cấp,…
  • Những chi phí không trực tiếp giảm thiểu tổn thất do hậu quả của sự đình trệ kinh doanh, chỉ được đền bù nếu có thoả thuận từ khi ký kết hợp đồng.

Trên đây là tất cả những gì Medplus muốn chia sẻ với bạn về các loại hình bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.

Trả lời