Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tích lũy tài chính, bảo hiểm nhân thọ không còn quá lạ lẫm với mọi người dân hiện nay. Nhưng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể chuyển nhượng hay không vẫn đang là thắc mắc của nhiều khách hàng.
Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân khi tham gia bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm nhân thọ có được chuyển giao cho người khác hay không?
Khi ký kết hợp đồng, bên tham gia cần chi một khoản chi phí đóng bảo hiểm nhân thọ theo quy định để được hưởng các lợi ích như đã thỏa thuận.
Nếu người được bảo hiểm không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, thì lựa chọn đầu tiên của người tham gia là chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Theo quy định tại Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm về quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm thì chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có quyền:
- Chọn doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để tham gia hợp đồng bảo hiểm;
- Được công ty bảo hiểm phổ biến về quy định và điều kiện tham gia; cung cấp giấy tờ xác nhận hợp đồng hoặc đơn bảo hiểm.
- Thông báo đơn phương chấm dứt giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của luật này;
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chi trả bồi thường bảo hiểm đối với người thụ hưởng hoặc đền bù cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của hợp đồng trước thời điểm diễn ra sự kiện bảo hiểm;
- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận khi ký kết hoặc theo quy định của pháp luật;
- Các quyền lợi khác theo quy định.
Với các điều khoản trên, bên tham gia bảo hiểm nhân thọ có thể chuyển nhượng hợp đồng theo luật định. Tuy nhiên, việc này chỉ cho phép chuyển nhượng khi trước đó có sự thỏa thuận trên hợp đồng giữa bên tham gia bảo hiểm và phía doanh nghiệp cung cấp có quy định cho phép thay đổi.
Đồng thời việc chuyển nhượng chỉ có giá trị khi chủ hợp đồng thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp bảo hiểm về vấn đề chuyển nhượng và cần có văn bản xác nhận của doanh nghiệp đối với trường hợp này.
Sau khi chuyển nhượng thành công, quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sẽ do người nhận chuyển nhượng thụ hưởng, về các trường hợp được doanh nghiệp chi trả bồi thường sẽ được quy định tại Điều 33 Luật kinh doanh bảo hiểm như sau:
- Trong bảo hiểm tai nạn con người, bên cung cấp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào tình trạng thương tật thực tế của người được bảo hiểm và chính sách đã thỏa thuận trên hợp đồng.
- Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả bồi thường cho người được bảo hiểm trong phạm vi bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra.
Trong trường hợp không có thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng từ trước, người tham gia phải đạt được thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để được chấp thuận trước khi thực hiện chuyển nhượng, điều này thường khó đạt được.
Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được coi là giải pháp toàn diện nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm khi xảy ra những sự cố không lường trước được.
Vì vậy, việc xem xét các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là rất cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
- Mới nhất 2022 – Chi phí phẫu thuật trong bảo hiểm
- 3 Loại bảo hiểm chi trả quyền lợi khi khám chữa bệnh nội trú tốt nhất năm 2022
- 6 lý do nên mua bảo hiểm tai nạn cá nhân trong năm 2023
- 4 đặc điểm của các chính sách bảo hiểm sức khỏe bạn cần xem xét
- 5 gói bảo hiểm du lịch được lựa chọn nhiều nhất năm 2023