Điểm chung của hầu hết các hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ là thời hạn tham gia tương đối dài, thường là trên 10 năm. Vấn đề này làm cho nhiều người tham gia e ngại vì lo sợ đang trong quá trình tham gia thì tài chính của gia đình gặp rủi ro, không đủ khả năng đóng phí.
Suy nghĩ này cũng có phần đúng, tuy nhiên khách hàng cần đo lường những lợi ích nhận được so với những tổn thất mất đi khi tham gia bảo hiểm nhân thọ để đưa ra quyết định xem có nên từ chối mua bảo hiểm vì lý do thời hạn đóng phí dài hay không.
Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề hời hạn khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.
1. Thời hạn bảo hiểm nhân thọ dài là có lợi cho khách hàng
Giả sử tồn tại một loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với thời hạn 3 năm (thực tế thì không). Khi đăng ký gói này sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp A: Trong 3 năm mua bảo hiểm nhân thọ, người tham gia không gặp rủi ro về tai nạn hoặc bệnh tật và đến thời hạn 3 năm, hợp đồng sẽ kết thúc. Nếu muốn ký kết hợp đồng mới, công ty chấp nhận, cả khách hàng và công ty đều vui vẻ ký kết hợp đồng.
Trường hợp B: Trong thời hạn bảo hiểm 3 năm và người tham gia cần phải nằm viện (ung thư, suy thận, tai biến mạch máu não…) thì doanh nghiệp sẽ đền bù công bằng cho người tham gia. Hết năm thứ 3, khi hợp đồng kết thúc, khách hàng muốn ký hợp đồng mới với doanh nghiệp nhưng bị từ chối.
Chủ hợp đồng tìm một công ty khác cũng bị từ chối. Và sau khi liên hệ với tất cả 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, tất cả đều cùng kết quả (vì hồ sơ bệnh án được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế).
Đồng nghĩa, không phải cứ có tiền là có thể tham gia bảo hiểm. Một trong những điều kiện để doanh nghiệp cung cấp chấp nhận tham gia bảo hiểm là sức khỏe phải còn đủ tốt.
Công ty có nghĩa vụ phải bồi thường cho người tham gia theo đúng hợp đồng. Khi đã hết hạn hợp đồng, tham gia tiếp hay không là quyền của khách hàng, và doanh nghiệp có chấp nhận bảo hiểm hay không cũng là quyền của phía doanh nghiệp bảo hiểm.
Do đó, chủ hợp đồng sẽ không bao giờ gặp phải trường hợp B nếu thời hạn hợp đồng kéo dài.
Thực tế, có nhiều khách hàng muốn hợp đồng bảo hiểm phải thật dài, thậm chí là đến cuối đời. Thực ra quá dài cũng không hẳn là tốt nhất, tùy vào nhu cầu của mỗi người tham gia, thời hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường trong khoảng từ 15 năm đến 25 năm.
2. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho phép linh hoạt phí đóng
Hiểu được vấn đề này, một số doanh nghiệp đã giải quyết những lo ngại của khách hàng về các điều khoản khi thời hạn hợp đồng quá dài và cung cấp thêm các dòng sản phẩm liên kết chung. Một đặc điểm của loại hợp đồng này là người tham gia có thể tăng hoặc giảm phí bảo hiểm bất cứ lúc nào.
Tính năng này cho phép khách hàng linh hoạt thay đổi các khoản phí thanh toán tùy vào khả năng tài chính của mình. Vì vậy, người tham gia không phải lo lắng về thời hạn thanh toán quá dài nếu không may tài chính bị vướng ngại.
Nếu người tham gia tăng hoặc giảm phí bảo hiểm, quyền lợi nhận được cũng sẽ tăng hoặc giảm theo. Nói chung, phí bảo hiểm có thể được tăng hoặc giảm mỗi năm một lần rất linh hoạt, thích hợp cho chủ hợp đồng lựa chọn.
3. Thời hạn dài, bù lại được bảo hiểm mệnh giá cao
Bảo hiểm là phương án duy nhất giúp người tham gia nhận lại số tiền lớn khi không may gặp rủi ro.
“Rủi ro” ở đây là những bệnh hiểm nghèo như ung thư, tai biến…những tai nạn giao thông bất ngờ phải tốn rất nhiều chi phí. Những rủi ro này sẽ tàn phá tài chính gia đình, và lấy đi khả năng lao động. Đây sẽ là gánh nặng tài chính rất lớn của gia đình.
Vậy Bảo hiểm nhân thọ có thời hạn đóng phí dài, nhưng phí cần chi lại rất nhỏ. Phí đóng chỉ trong khoảng từ 1 triệu đến 3 triệu đồng mỗi tháng, và số tiền bồi thường có thể lên tới 1 tỷ cho đến 3 tỷ đồng.
Quyền lợi bảo hiểm có hiệu lực ngay khi ký kết hợp đồng, dù chỉ mất phí 1 năm đầu nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ bồi thường với mệnh giá rất cao. Đặc biệt, khoản bồi thường không trừ vào tiền đáo hạn, khi hết hạn hợp đồng khách hàng vẫn nhận Giá Trị Hoàn Lại.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
- [2022] Ăn kiêng giúp tăng hệ thống miễn dịch và giảm phí bảo hiểm của bạn như thế nào?
- Bảo hiểm nhân thọ truyền thống có nên mua? [2022]
- So sánh bảo hiểm hưu trí bổ sung và bảo hiểm hưu trí tự nguyện [2022]
- Các câu hỏi thường gặp về bảo hiểm nhân thọ [2023]
- Tầm quan trọng của bảo hiểm sức khỏe răng miệng [2023]