Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm đang là vấn đề của các chị em phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định sinh con. Bảo hiểm thai sản giúp người lao động nhận được sự hỗ trợ tài chính về các vấn đề liên quan đến thai sản, trợ cấp viện phí,… khi mang thai.
Bài viết dưới đây của Medplus sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chung về bảo hiểm thai sản đối với người không đi làm.
Bảo hiểm thai sản là gì?
Bảo hiểm thai sản là loại bảo hiểm xã hội dành cho người lao động, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thai sản. Loại bảo hiểm này sẽ giúp giảm bớt những gánh nặng về kinh tế cho các cặp vợ chồng, nhất là cặp vợ chồng trẻ. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được hưởng những chế độ và dịch vụ chăm sóc tốt nhất trong suốt thời gian thai kỳ và khi sinh con
Bảo hiểm thai sản là loại hình bảo hiểm xã hội dành cho người lao động nhằm hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sinh nở. Loại hình bảo hiểm này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các cặp vợ chồng, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ. Ngoài ra, thai phụ được tiếp cận với hệ thống và dịch vụ chăm sóc tốt nhất trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
Người không đi làm có thể nhân quyền lợi thai sản khi người chồng tham gia đóng bảo hiểm xã hội:
- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi người vợ sinh con
- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ.
Mức trợ cấp
Với những phụ nữ mang thai không đi làm và không đóng bảo hiểm xã hội thì có thể được hưởng theo chế độ bảo hiểm thai sản của chồng.
- Khi sinh con, mỗi con sẽ nhận được khoản hỗ trợ một lần gấp đôi mức lương cơ sở của tháng sinh con.
- Nếu bạn nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì đucợ hưởng trợ cấp một lần bằng hai lần mức lương cơ sở của tháng nhận con nuôi.
Lưu ý: Lương cơ sở được điều chỉnh định kỳ. Mức trợ cấp 1 ngày bằng mức trợ cấp tháng chia cho 24
Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ hưởng quyền lợi thai sản đối với lao động nữ khi sinh con
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con trẻ
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con không may qua đời, bản sao giấy chứng tử của mẹ nếu khi sinh con mà mẹ tử vong
- Giấy xác nhận của bệnh viện có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con khi không đủ sức khỏe để chăm sóc cho đứa trẻ
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người phụ nữ trong trường hợp đứa con qua đời sau khi sinh nếu chưa được cấp giấy chứng sinh
- Giấy xác nhận của bệnh viện hay cơ sở có thẩm quyền về vấn đề lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Khi nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, người lao động cần phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Lao động nam nghỉ việc khi người vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hay bản sao giấy khai sinh của con cùng với giấy xác nhận của bệnh viện đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh non dưới 32 tuần tuổi
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp người tham gia hiểu rõ hơn về bảo hiểm thai sản dành cho người không đi làm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
- Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh bẩm sinh – Mới nhất 2022
- Các thông tin cần lưu ý khi mua bảo hiểm cho trẻ sơ sinh [2022]
- Bảo hiểm sức khỏe dự phòng – Những điều cần cân nhắc khi mua chương trình bảo hiểm sức khỏe dự phòng [2022]
- Hãy tập trung vào việc học, còn lại để bảo hiểm du lịch cho sinh viên lo!
- Quy tắc bảo hiểm sức khỏe bạn nên biết_2022