Chắc hẳn mọi người đã biết hoặc ít nhất là từng nghe về loại hình bảo hiểm thất nghiệp. Vậy thực chất bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm khi thất nghiệp theo quy định?

Để có câu trả lời cho những câu hỏi trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Medplus bạn nhé!

1. Bảo hiểm thất nghiệp xuất hiện từ năm nào?

Theo các quy định về bảo hiểm thất nghiệp sớm nhất được đưa ra trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và có hiệu lực từ này 01/01/2007. Tại Khoản 1 Điều 140 đã nêu rõ thời điểm bắt đầu áp dụng bảo hiểm khi thất nghiệp như sau:

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp xuất hiện từ năm nào? 

Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/ 01/ 2007 riêng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 01/ 01/ 2008 và đối với bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/ 01/ 2009. Do đó, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp đã có từ năm 2009.

Trong quá trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, cơ sở của Luật áp dụng đã có sự thay đổi, kể từ ngày 01/ 05/ 2015, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thống nhất cho đến hiện tại theo Bộ Luật Lao động năm 2013.

Bảo hiểm thất nghiệp được xem như giải pháp cứu cánh trong việc giải quyết các vấn đề thất nghiệp của nhiều người lao động. Chế độ này không chỉ giúp cho người lao động có thêm khoản tiền chi tiêu trong thời gian thất nghiệp mà còn hỗ trợ họ tìm kiếm được việc làm mới.

2. Những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đối với cả người lao động cũng như người sử dụng lao động phải tham gia. Tuy nhiên, qua các thời kì khác nhau đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này có sự điều chỉnh cụ thể sau:

Đối tượng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
Đối tượng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
  • Giai đoạn từ 01/01/2009 đến hết ngày 30/04/2015:
    • Người lao động: Người lao động ở Việt Nam thường sẽ làm việc theo hợp đồng lao động đủ 12 tháng trở lên trừ những trường hợp đang được nhận lương hưu và trợ cấp đối với những người mất khả năng lao động hằng tháng.
    • Người sử dụng lao động: Những người sử dụng lao động có sử dụng hơn 10 lao động.
  • Giai đoạn từ 01/05/2015 cho đến hiện nay:
    • Người lao động: Người lao động tại Việt Nam sẽ làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trừ những trường hợp đang nhận lương hưu hoặc giúp việc cho gia đình.
    • Người sử dụng lao động: Tất cả những người đang sử dụng lao động.

Theo Khoản 1 tại Điều 57 Luật Việc làm năm 2013 hiện nay, hằng tháng người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng phí vào trong quỹ bảo hiểm thất nghiệp với số tiền sau:

  • Người lao động phải đóng bằng 1% tiền lương mỗi tháng.
  • Người sử dụng lao động phải đóng bằng 1% quỹ tiền lương mỗi tháng từ những người lao động đang tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp.

3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Khi tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cũng như người sử dụng lao động sẽ nhận được những quyền lợi như sau:

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là gì?
  • Đối với người lao đông sẽ được nhận:
    • Trợ cấp thất nghiệp: Tại Điều 49 của Bộ Luật Việc làm, nếu người lao động đã đóng đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi kết thúc hợp đồng lao động sẽ có khả năng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
    • Hỗ trợ định hướng và giới thiệu việc làm: Căn cứ theo Điều 54 Luật Việc làm, những người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã kết thúc hợp đồng lao động nhưng có nhu cầu tìm kiếm việc làm sẽ được tư vấn cũng như giới thiệu việc làm miễn phí.
    • Hỗ trợ cho việc học nghề: Căn cứ theo Điều 55 Luật Việc làm năm 2013 quy định, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ từ 9 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc sẽ được hỗ trợ học nghề.
  • Đối với người sử dụng lao động:

Căn cứ theo Điều 47 của Luật Việc làm, những người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghề nghiệp để có thể duy trì việc làm với đủ các điều kiện sau:

  • Người lao động phải thanh toán đầy đủ tiền bảo hiểm thất nghiệp liên tục trong 12 tháng hoặc lâu hơn được tính đến thời điểm yêu cầu hỗ trợ.
  • Gặp khó khăn do suy thoái kinh tế hoặc những việc bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu và kỹ thuật.
  • Kinh phí không đủ để thực hiện việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động.
  • Có kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và duy trì việc làm đã được phê duyệt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

4. Tạm kết

Trên đây là chi tiết chia sẻ của Medplus về những đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, quyền lợi và lịch sử của bảo hiểm thất nghiệp. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.

Nguồn tham khảo

Trả lời