Bảo hiểm tài sản thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ được các chủ hợp đồng sử dụng khi không may xảy ra biến cố gây nên thiệt hại trong phạm vi được bảo hiểm.
Giải quyết đền bù trong bảo hiểm tài sản là một trong những vấn đề hết sức cần chú ý mà bên tham gia bảo hiểm cần lưu ý trước khi ký kết hợp đồng. Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các thông tin liên quan đến loại hình bảo hiểm này.
1. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản là gì?
Bồi thường là trách nhiệm lớn nhất của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm mỗi khi gặp phải rủi ro dẫn đến tổn thất về tài sản, dựa trên cam kết của hợp đồng giữa hai bên theo những quy định đối với quyền lợi và nghĩa vụ của bên bảo hiểm.
Mục đích của việc đền bù đối với bảo hiểm tài sản là phục hồi một phần lớn hay thậm chí tất cả về mặt tài chính như trước khi thiệt hại cho bên tham gia bảo hiểm nhưng không cao hơn giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký hợp đồng.
Cùng đó, nguyên tắc bồi thường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm giảm thiểu các tổn thất phát sinh ngoài hợp đồng bảo hiểm.
2. Giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản
2.1 Hình thức bồi thường
Dựa theo điều 47 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về phương thức bồi thường trong bảo hiểm tài sản:
- Sửa chữa tài sản sau khi bị thiệt hại.
- Thay thế tài sản bị tổn thất bằng tài sản khác.
- Chi trả quyền lợi đền bù.
Các bên sẽ đàm phán nhằm lựa chọn các phương thức bồi thường trên. Nhưng nếu không đạt được sự đồng thuận chung về phương thức bồi thường, việc đền bù này sẽ được thực hiện bằng tiền.
2.2 Trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
- Chi trả bồi thường kịp thời cho người tham gia trong trường hợp rủi ro diễn ra thuộc thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận về thời hạn, công ty bảo hiểm có trách nhiệm đền bù trong vòng 15 ngày từ thời điểm nhận được các giấy tờ yêu cầu hợp lệ.
- Nếu không thuộc phạm vi được bảo hiểm hoặc bị loại trừ bảo hiểm khi có sự đồng ý của cả hai bên trong hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối đền bù nhưng phải có lý do chính đáng thông qua văn bản.
- Công ty bảo hiểm cần hợp tác cùng với chủ hợp đồng nhằm giải quyết các yêu cầu đền bù cho bên thứ ba về những tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
2.3 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Tài sản được quyền lợi bảo hiểm phải thể hiện lợi ích hợp pháp và được pháp luật hiện hành thừa nhận trên cơ sở pháp lý về quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản của người tham gia bảo hiểm.
- Khi ký kết hợp đồng, chủ hợp đồng cần phải chứng minh được sự tồn tại của tài sản đó.
- Tài sản được bảo hiểm phải được định lượng. Nếu không xác định chính xác giá trị thực tế của tài sản, cần dựa trên các điều khoản được cơ quan nhà nước công nhận hoặc bên định giá xác nhận.
Trên đây là tất cả những gì Medplus muốn chia sẻ với bạn về chủ đề bảo hiểm tài sản. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.
- Nên chọn phí và gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo nào? [2023]
- Tại sao nên mua bảo hiểm nhân thọ thai sản? [2022]
- Làm thế nào để chọn được chương trình bảo hiểm sức khỏe tốt nhất cho cha mẹ?
- 6 lầm tưởng về bảo hiểm bệnh hiểm nghèo phổ biến mà ai cũng nghĩ sai
- Hiểu đúng, hiểu rõ bảo hiểm nhân thọ trước khi mua [2023]