Bảo hiểm tử kỳ là một loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cung cấp bảo hiểm trong một khoảng thời gian nhất định hoặc một “thời hạn” cụ thể trong nhiều năm. Nếu người được bảo hiểm chết trong khoảng thời gian được chỉ định và chính sách đang hoạt động, hoặc “có hiệu lực”, thì quyền lợi tử vong sẽ được thanh toán.

Hiện nay có 6 loại hình bảo hiểm từ kỳ và mỗi loại hình lại có những đặc điểm đặc trưng khác nhau. Hãy cùng Medplus tìm hiểu về đặc điểm của 6 loại hình bảo hiểm tử kỳ này nhé!

Bảo hiểm tử kỳ: Các loại hình bảo hiểm tử kỳ
Bảo hiểm tử kỳ: Các loại hình bảo hiểm tử kỳ

1. Bảo hiểm tử kỳ cố định

bảo hiểm nhân thọ đơn giản nhất với mức giá có thể xem là thấp nhất
Bảo hiểm tử kỳ cố định là loại hình bảo hiểm đơn giản nhất với mức giá thấp nhất

Bảo hiểm tử kỳ cố định là mẫu hợp đồng đơn giản và có chi phí rẻ. Một số đặc điểm của gói bảo hiểm tử kỳ cố định là:

  • Phí đóng và số tiền bảo hiểm được giữ nguyên trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
  • Doanh nghiệp cam kết trả số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không may tử vong trước ngày hết hạn hợp đồng. Đến ngày hết hạn bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ không còn giá trị nữa.
  • Hợp đồng bảo hiểm tử kỳ cố định mang tính chất chính là bảo vệ rủi ro chứ không có tích luỹ

2. Bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục

Đây là dạng hợp đồng mà người được bảo hiểm có quyền yêu cầu tái tục hợp đồng vào ngày kết thúc. Đặc biệt, hợp đồng tái tục không yêu cầu người được bảo hiểm cung cấp bằng chứng về tình trạng sức khoẻ vì công ty bảo hiểm đã nắm khá rõ điều này.

Mức phí bảo hiểm tăng lên so với hợp đồng cũ, đồng thời cũng phụ thuộc vào độ tuổi của người được bảo hiểm ở thời điểm tái tục. Giới hạn độ tuổi tái tục của hợp đồng này là 65. Nếu bước vào tuổi 65, người được bảo hiểm sẽ không được tái tục hợp đồng.

Đặc điểm cơ bản của bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục:

  • Người được bảo hiểm được quyền gia hạn hợp đồng mà không phải cung cấp bằng chứng về sức khoẻ.
  • Người được bảo hiểm có thể lựa chọn huỷ bỏ/tái tục khi hợp đồng hết hạn.
  • Phí bảo hiểm tăng theo độ tuổi của người được bảo hiểm ở thời điểm tái tục.

3. Bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi

Người được bảo hiểm khi tham gia hợp đồng này có thể chuyển đổi một phần/toàn bộ hợp đồng bảo hiểm cũ sang hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời, bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp nếu còn hiệu lực.

Mức phí bảo hiểm mỗi năm sẽ thay đổi để phù hợp với đặc điểm hợp đồng bảo hiểm mới cũng như độ tuổi của người được bảo hiểm. Ngoài ra, người được bảo hiểm cần đóng thêm phí chuyển đổi cho công ty bảo hiểm để thực hiện thủ tục chuyển đổi.

Ưu điểm của loại bảo hiểm này là giúp người được bảo hiểm tiết kiệm hơn trong tương lai.

Đặc điểm của bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi:

  • Chuyển đổi được sang bảo hiểm nhân thọ trọn đời/bảo hiểm hỗn hợp khi hợp đồng còn hiệu lực.
  • Được lựa chọn chuyển đổi một phần/toàn bộ.
  • Người được bảo hiểm phải trả phí chuyển đổi, phí bảo hiểm cũng cao hơn.

4. Bảo hiểm tử kỳ giảm dần

Mục đích sử dụng bảo hiểm tử kỳ giảm dần là để đảm bảo cho khoản nợ chưa thanh toán hết của người được bảo hiểm phải trả dần. Ví dụ như các khoản mua trả góp phương tiện giao thông, bất động sản, tiền vay ngân hàng,…

Số tiền bảo hiểm của loại hợp đồng này sẽ giảm dần theo thời gian, mức giảm được nêu cụ thể trong hợp đồng. Số tiền này cũng ứng với khoản nợ của người được bảo hiểm.

Đặc điểm cơ bản của bảo hiểm tử kỳ giảm dần:

  • Phí bảo hiểm thấp và cố định hơn so với bảo hiểm tử kỳ cố định.
  • Thời hạn nộp phí bắt buộc thường ngắn hơn tổng thời hạn của hợp đồng. Trong giai đoạn cuối của hợp đồng, người được bảo hiểm không phải nộp phí.
  • Người được bảo hiểm nhận lại một số tiền ít ỏi khi kết thúc hợp đồng so với tổng số tiền bảo hiểm khi mới ký kết hợp đồng.

5. Bảo hiểm tử kỳ tăng dần

Bảo hiểm tử kỳ tăng dần là loại hình bảo hiểm được thiết kế với mục đích chống lại ảnh hưởng của lạm phát. Trường hợp xảy ra lạm phát, số tiền bảo hiểm thực sẽ giảm theo giá trị đồng tiền trong 1 khoảng thời gian nhất định. Số tiền bảo hiểm hàng năm sẽ tăng theo tỷ lệ % nhất định.

Bảo hiểm tử kỳ tăng dần
Bảo hiểm tử kỳ tăng dần

Đặc điểm cơ bản của bảo hiểm tử kỳ tăng dần:

  • Số tiền bảo hiểm trong thời hạn hợp đồng hiệu lực có khả năng tăng mà không phải chứng minh tình trạng sức khoẻ.
  • Phí bảo hiểm tăng theo số tiền bảo hiểm khi tái tục.
  • Phí bảo hiểm tử kỳ tăng dần sẽ cao hơn phí bảo hiểm tử kỳ cố định.
  • Trường hợp mốn tái tục hợp đồng thì độ tuổi của người được bảo hiểm không vượt quá 60 – 65 tuổi.

6. Bảo hiểm tử kỳ thu nhập gia đình

Loại hình bảo hiểm tử kỳ này được chi trả trong trường hợp người trụ cột của gia đình tử vong trong thời hạn hợp đồng, thì gia đình sẽ được hỗ trợ một khoản tiền thay thế cho nguồn thu nhập chính trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định trong hợp đồng.

Khoảng thời gian được chi trả có thể là tới khi hợp đồng kết thúc hoặc người thụ hưởng trưởng thành ở độ tuổi nhất định.

Nhiều quốc gia trên thế giới không đánh thuế thu nhập cá nhân đối với những gia đình nhận khoản hỗ trợ này. Đây được coi là cách khuyến khích mọi người tham gia bảo hiểm.

Mức phí bảo hiểm này khá thấp vì càng gần đến ngày hết hạn thì số tiền phải trả cho người được bảo hiểm lại càng ít đi. Khi hết hạn hợp đồng mà người được bảo hiểm còn sống thì công ty bảo hiểm không cần thanh toán tiền cho họ.

Một số doanh nghiệp bảo hiểm còn thiết kế thêm gói bảo hiểm tử kỳ thu nhập gia đình tăng với mục đích bù đắp lạm phát đồng tiền mất giá, để giảm giá trị thực của số tiền trợ cấp.

Đặc điểm cơ bản của bảo hiểm tử kỳ thu nhập gia đình là:

  • Phí bảo hiểm thấp.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán dần cho đến khi hết hợp đồng/người thụ hưởng trưởng thành ở độ tuổi nhất định.
  • Khoản tiền trả dần là thu nhập không chịu thuế.

7. Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Medplus về đặc điểm của 6 loại hình bảo hiểm tử kỳ hiện nay. Hi vọng những chia sẻ này sẽ có ích với bạn trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định mua bảo hiểm phù hợp.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY. Và đừng quên ghé thăm Blog hỏi đáp bảo hiểm của Medplus để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận