Có những thông tin nào cần biết về bảo hiểm nhà chung cư? Khi dân số tăng lên, nhà ở chung cư cũng xuất hiện ngày càng nhiều tại các thành phố lớn để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên, theo nhiều thống kê, các khu chung cư, nhà ở tập thể có nguy cơ gặp phải tình trạng cháy nổ cao hơn rất nhiều so với nhà mặt đất, có đến 80% là do quá tải điện.
Do đó, Nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BCA-BTC quy định nhà chung cư từ 5 tầng trở lên có khối tích từ 5.000m2 thì buộc phải mua bảo hiểm nhà chung cư. Bài viết sau đây của Medplus sẽ cung cấp thêm các thông tin cần thiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung trên.
Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhà chung cư
Dựa vào Thông tư số 220/2010/TT-BTC, mức phí tham gia bảo hiểm nhà chung cư là 0,14% (chưa bao gồm thuế GTGT) và có thể giảm tới 25%.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 220/2010/TT-BTC. Đối với các chung cư được bảo hiểm nằm ở những địa điểm có tổng số tiền bảo hiểm dưới 30 triệu USD, phí bảo hiểm cơ bản là 1,4% giá trị bảo hiểm.
(Điều 6 Thông tư số 220/2010/TT-BTC quy định bồi thường bảo hiểm là giá trị thành tiền phụ thuộc vào giá trị thị trường của tài sản phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia. Nếu tài sản đó chưa được định giá, số tiền bồi thường sẽ được thỏa thuận giữa các bên trên hợp đồng).
Thế nhưng, tùy theo tỷ lệ rủi ro của tài sản được bảo hiểm, bên cung cấp bảo hiểm và người tham gia có thể xem xét tăng hoặc giảm mức phí tham gia trong khoảng 25% dựa vào tỷ lệ trên.
Đối với những hộ chung cư được bảo hiểm thuộc cùng một địa điểm có tổng giá trị cao hơn 30 triệu USD trong một hợp đồng, mức phí tham gia sẽ được thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và chủ hợp đồng.
Do đó, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra những mức phí khác nhau. Khi tham gia, chủ hợp đồng nên xem xét biểu phí đóng bảo hiểm trên trang web chính thức của bên cung cấp và hiểu rõ phần nào các khoản phí phải trả.
Chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng phí bảo hiểm?
Nếu không có chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của chung cư, thì mỗi hộ chung cư, cơ quan hay tổ chức làm việc trong khu vực này cần có trách nhiệm tham gia bảo hiểm nhà chung cư.
Nếu chủ sở hữu của tòa nhà được xác định, là chủ đầu tư hoặc người chịu trách nhiệm quản lý tòa nhà, cần phải chịu trách nhiệm trong việc tham gia bảo hiểm.
Các hộ, nhóm, doanh nghiệp kinh doanh tại tòa nhà này có trách nhiệm nộp phí tham gia cho chủ sở hữu chung cư và chỉ những người đã đóng khoản phí này mới nhận được quyền lợi bảo đảm từ bảo hiểm.
Những trường hợp không thể tham gia bảo hiểm nhà chung cư
- Trường hợp nhà tập thể, nhà tập thể do xây mới, cải tạo, chuyển mục đích sử dụng… mà chưa thực hiện kiểm định phòng cháy chữa cháy thì sẽ không được tham gia bảo hiểm.
- Nhà chung cư không có biên bản kiểm tra về phòng chống hỏa hoạn cháy nổ từ cơ quan chức năng hoặc đã hơn một năm kể từ ngày kiểm tra gần nhất mà chưa có biên bản mới tính đến thời điểm sở hữu bảo hiểm nhà chung cư thì vẫn không được tham gia gói bảo hiểm này.
- Tòa nhà bị đóng cửa hoặc ngưng sử dụng vì vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
- Trong bối cảnh việc xây dựng chung cư diễn ra ngày càng nhiều và ý thức về phòng ngừa tai nạn chưa thực sự cao, việc tham gia bảo hiểm nhà chung cư là cần thiết để hạn chế tình trạng rủi ro và tai nạn có khả năng diễn ra.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp người tham gia hiểu rõ hơn về bảo hiểm nhà chung cư. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
- 3 đối tượng nên mua bảo hiểm thai sản ngay hôm nay!
- 4 sai sót cần tránh khi mua bảo hiểm trực tuyến
- TOP 10 gói bảo hiểm sức khỏe toàn diện được đánh giá cao năm 2022
- Yêu cầu bồi thường bảo hiểm du lịch – 4 sai lầm cần tránh khi nộp đơn yêu cầu bồi thường
- Bảo hiểm nhân thọ có bao gồm đại dịch không?- 4 điều bạn cần biết