Để hiểu rõ hơn về các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, cần phải hiểu khái niệm “giá trị bảo hiểm”. Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các thông tin liên quan đến nội dung trên.
Giá trị bảo hiểm là gì?
Giá trị bảo hiểm được tính toán, xác định như thế nào?
Đối với tài sản mới, giá trị bảo hiểm bao gồm giá trị mua mới, chi phí sản xuất, chi phí xây dựng và các chi phí khác như vận chuyển hoặc lắp đặt.
Còn đối với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm được tính dựa trên giá trị còn lại của tài sản sau khi khấu hao từ giá trị ban đầu. Ngoài ra, giá trị bảo hiểm có thể được đánh giá lại bởi hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập.
Trong lĩnh vực của bảo hiểm tài sản, giá trị bảo hiểm (total insurable value) được hiểu là giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm, tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Giá trị thị trường này bao gồm giá mua bán tài sản. Ngoài ra, các chi phí phát sinh liên quan đến việc sở hữu tài sản (chẳng hạn như chi phí vận chuyển, lắp đặt…) cũng có thể được tính vào giá trị thị trường và coi như là giá trị bảo hiểm.
Tuy nhiên, giá trị thị trường của tài sản không được giữ nguyên qua thời gian (do tổn hao, biến động giá cả…). Vì vậy, giá trị của bảo hiểm sẽ được thỏa thuận và đề cập trên bản hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia và doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm.
Giá trị của bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số tiền bảo hiểm, phạm vi bảo vệ của gói cũng như các quy định về mức phí tham gia của bảo hiểm.
Phân biệt giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định rõ ràng về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng. Số tiền bảo hiểm có thể được hiểu là số tiền mà bên tham gia bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản của mình.
Nó phản ánh phần giá trị bảo hiểm mà đơn vị bảo hiểm đã đồng ý đảm bảo và được đề cập rõ trên hợp đồng. Khi xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khôi phục phần giá trị đã được bảo hiểm về trạng thái trước khi gặp sự cố.
Chẳng hạn, nếu một chiếc xe máy mới được mua với giá 20 triệu đồng và được ký kết hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, thì số tiền bảo hiểm sẽ là 15 triệu đồng.
Điều này có nghĩa là hợp đồng bảo hiểm sẽ chỉ bảo hiểm cho 3/4 giá trị của phương tiện. Trong trường hợp xảy ra tổn thất và thuộc phạm vi được bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm chỉ có trách nhiệm đền bù giá trị bị tổn thất tương đương với 3/4 giá trị chiếc xe tại thời điểm xảy ra sự cố.
Giá trị hợp đồng bảo hiểm là gì?
Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, chúng ta thường gặp thuật ngữ “mệnh giá bảo hiểm”, thay cho “số tiền bảo hiểm” – đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong bảo hiểm tài sản.
Mệnh giá bảo hiểm nhân thọ có thể được mô tả đơn giản là giá trị hợp đồng bảo hiểm. Mặc dù cách gọi này không chính thức trong các tài liệu bảo hiểm, nhưng nó được sử dụng rộng rãi trong ngành để chỉ số tiền được bảo hiểm trên một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp người tham gia hiểu rõ hơn về giá trị bảo hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
- Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn [2023]
- 9 Ưu điểm của bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia khiến bạn muốn tham gia ngay
- 8 điều khoản bổ sung giúp bảo hiểm sức khỏe của bạn trở nên tuyệt vời
- 3 cách mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia ở Bình Định
- Ngày quốc tế chống lạm dụng và buôn bán trái phép ma túy 2023