Hình thức thừa kế bảo hiểm nhân thọ có thể còn khá mới mẻ với nhiều người, tuy nhiên cũng đã có khá nhiều thắc mắc từ khách hàng về hình thức thừa kế đặc biệt này. Do đó, trong bài viết này Medplus tổng hợp và trả lời các thắc mắc về thừa kế bảo hiểm nhân thọ một cách chi tiết nhất. Nếu bạn cũng có những điều chưa hiểu rõ về hình thức thừa kế này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Medplus bạn nhé!
1. Thừa kế bảo hiểm nhân thọ là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo hiểm nhân thọ cũng được xem là một loại tài sản cá nhân và trong trường cả hai đối tượng là người mua và người được bảo hiểm qua đời thì nó sẽ trở thành di sản mà người mất để lại và được ghi vào danh sách thừa kế.
Do đó, thừa kế bảo hiểm nhân thọ là việc chuyển giao quyền sử dụng và ra quyết định với hợp đồng bảo hiểm cho người còn sống để tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm.
2. 2 hình thức thừa kế bảo hiểm nhân thọ
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, có 2 hình thức thừa kế, cụ thể:
- Hình thức thừa kế theo di chúc: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). Với hình thức này, vào lúc ký kết hợp đồng bảo hiểm, hai bên gồm người tham gia và công ty bảo hiểm sẽ cùng lập bản di chúc để xác định rõ ai là người được thừa kế hợp đồng.
- Hình thức thừa kế theo pháp luật: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015). Trong trường hợp này thì việc xác định quyền thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật mà không có sự can thiệp của công ty bảo hiểm.
Mặc dù vậy, quyền thừa kế bảo hiểm nhân thọ vẫn được ưu tiên xét duyệt từ hợp đồng bảo hiểm, tiếp đo mới tới di chúc và các hình thức khác.
3. 4 câu hỏi thường gặp về thừa kế bảo hiểm nhân thọ
Dưới đây là chi tiết câu trả lời về 4 câu hỏi thường gặp về thừa kế bảo hiểm nhân thọ:
- Có thừa kế bảo hiểm nhân thọ được không? Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, Bảo hiểm nhân thọ của người chết cũng được xem là di sản thừa kế.
- Có được từ chối thừa kế bảo hiểm nhân thọ không? Bên cạnh quyền nhận di sản, người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản. Tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể:
- 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
- Tự tử có được đền bù bảo hiểm không? Theo khoản 1 điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau: Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực.
- Quy định về người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ:
- Người thụ hưởng không nhất thiết phải là người thân của người được bảo hiểm, người mua bảo hiểm.
- Nếu người thụ hưởng dưới 18 tuổi, thì người bảo hộ hợp pháp của người thụ hưởng sẽ là người nhận số tiền đền bù từ Hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm có thể thêm, loại trừ người thụ hưởng nhiều lần trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
- Nếu người thụ hưởng phạm tội hình sự, số tiền đền bù sẽ chỉ chia cho những người thụ hưởng còn lại trong hợp đồng.
- Người thụ hưởng cần có giấy chứng tử của người được bảo hiểm để chứng minh người được bảo hiểm đã chết.
4. Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ của Medplus về định nghĩa, hình thức cũng như trả lời 4 câu hỏi thường gặp về thừa kế bảo hiểm nhân thọ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY. Và đừng quên ghé thăm Blog hỏi đáp bảo hiểm của Medplus để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
- [12/2022] Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn: sự khác biệt là gì?
- [2022] Công ty bảo hiểm phá sản: quyền lợi của khách hàng sẽ như thế nào?
- [2022] Tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn: đặc điểm, quyền lợi và các loại hình bảo hiểm liên quan
- [2022] Ưu và nhược điểm của khoản vay từ bảo hiểm nhân thọ của bạn
- [2022] Vay tiền từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ – bạn đã biết chưa?