Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta gặp phải những rủi ro nhất định. Chính vì phát sinh rủi ro mà bảo hiểm mới xuất hiện. Nếu bạn thực sự muốn lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất thì bạn cần biết những loại rủi ro có thể xuất hiện. Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu các loại rủi ro trong bảo hiểm nào được hỗ trợ và loại nào không được hỗ trợ khi xảy ra.
Vậy rủi ro là gì? Các loại rủi ro trong bảo hiểm người mua cần biết bao gồm những gì? Đọc bài viết bên dưới đây của Medplus để tìm hiểu nhé.
1. Định nghĩa rủi ro
1.1. Rủi ro là gì?
Trước khi bạn tìm hiểu các loại rủi ro trong bảo hiểm, bạn cần phải hiểu rõ, rủi ro là gì và nguyên nhân nào nó xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta.
Rủi ro là một sự việc không mong muốn xảy ra với con người. Nó gây ra hậu quả, để lại thiệt hại mà chúng ta không biết, không lường trước được về không gian, thời gian, cũng như mức độ nghiêm trọng.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể đến từ một trong hai yếu tố sau:
Nguyên nhân chủ quan
Là nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ chính bản thân bạn nhưng không phải do cố ý. Nó xảy ra do bạn thiếu hiểu biết hoặc không nhận thức hoặc bất cẩn gây lên.
Nguyên nhân khách quan
Là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong bảo hiểm từ những yếu tố khách quan mà chúng ta không kiểm soát được. Ví dụ:
- Yếu tố môi trường: Thiên tai, bệnh dịch, hạn hán, lũ lụt,…
- Yếu tố về công nghệ, sự phát triển của xã hội: Ví như sự phát triển của Robot dẫn tới tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp hoặc tai nạn lao động do sử dụng máy móc,…
- Yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị: Ví dụ như khủng hoảng kinh tế dẫn tới tình trạng thất nghiệp, chiến tranh,….
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro dù là khách quan hay chủ quan đều để lại những hậu quả mà bạn không thể lường trước được. Điều bạn quan tâm thực sự bây giờ là phải nắm được cách thức để phân tích mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra với bạn.
1.3 Mức độ rủi ro
Rủi ro luôn có khả năng phát sinh và gây tác hại khác nhau. Vì vậy, bạn có thể đánh giá được mức độ rủi ro nặng nhẹ thông qua 2 tiêu thức là: tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
- Tần suất xuất hiện rủi ro: tức là số lần có thể xuất hiện rủi ro được xác định trong 1 khoảng thời gian nhất định; hoặc là khoảng cách trung bình của thời gian xuất hiện các rủi ro.
- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: đây còn được gọi là tính khốc liệt của tổn thất. Tổn thất chính là hậu quả trực tiếp của rủi ro. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ chịu tổn thất khác nhau khi gặp rủi ro.
2. Các dạng tổn thất do rủi ro gây ra
Khi rủi ro xảy ra, tuỳ từng mức độ mà nó sẽ để lại những tổn thất nhất định cho chúng ta. Tùy theo tính chất mà chúng ta chia tổn thất đó thành các dạng như sau:
2.1. Tổn thất về vật chất và tài chính
Loại tổn thất này có thể đo lường được có thể sửa chữa, khôi phục và thay thế. Thông thường, các công ty bảo hiểm dễ dàng chấp nhận bảo hiểm những loại thuộc tổn thất này. Bởi mọi tổn thất ở dạng này có thể bù đắp được.
2.2. Tổn thất về tinh thần – tình cảm
Đây là loại tổn thất khó đo lường bằng tài chính, khó khắc phục và khó bù đắp lại được. Ví dụ như mất đi người thân hay mất đi một vật quý giá,… Với những loại tổn thất này, công ty bảo hiểm thường không đứng ra nhận bảo hiểm
2.3. Tổn thất về Tính mạng – Sức khoẻ
Đây cũng là dạng tổn thất không thể đo lường, không thể lượng hoá được bằng tài chính. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm và người sử dụng bảo hiểm có thể thương lượng về số tiền bảo hiểm sẽ trả để hỗ trợ khi xảy ra tai nạn, thương tật, thiệt mạng,…
Mức độ tổn thất về tính mạng và sức khoẻ có thể lượng hoá dựa vào tỷ lệ phần trăm (%) mất khả năng lao động để quy đổi ra mức tài chính được bảo hiểm.
Ngoài ba loại trên, tổn thất còn được phân loại thành tổn thất không đáng kể và tổn thất quá lớn mà không thể đánh giá được. Nếu bạn gặp tổn thất không đáng kể, bạn có thể tự khắc phục mà không phải thông qua công ty bảo hiểm.
Nếu gặp tổn thất quá lớn vượt quá khả năng của công ty bảo hiểm, họ sẽ từ chối nhận. Dạng tổn thất này sẽ được xử lý bằng các biện pháp của Chính phủ hoặc của xã hội.
3. Các loại rủi ro trong bảo hiểm
Rủi ro trong bảo hiểm có nhiều loại khác nhau. Vì vậy rủi ro đã được phân loại cụ thể để người ta dễ dàng nhận biết và phân biệt chúng. Có các loại rủi ro trong bảo hiểm sau đây:
3.1. Rủi ro tài chính/rủi ro phi tài chính
Rủi ro tài chính là loại rủi ro có thể đo lường được hậu quả của nó bằng tiền. Thiệt hại này là chi phí khôi phục sửa chữa, thay thế bộ phận tài sản bị mất mát đó.
Rủi ro phi tài chính là loại rủi ro không thể đo lường được hậu quả của nó bằng tiền. Hay nói cách khác, đây được coi là rủi ro không gây ra thiệt hại về mặt tài chính.
3.2. Rủi ro thuần tuý/rủi ro đầu cơ
Rủi ro thuần tuý là các rủi ro thường gây ra thiệt hại hoặc ở mức hoà vốn, không có nhân tố lợi nhuận. Rủi ro này không bao gồm các rủi ro cháy nhà, mất trộm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…
Rủi ro đầu cơ là các rủi ro có nhân tố lợi nhuận bên trong. Ví dụ như đầu tư cổ phiếu, chứng khoán, trích trữ hàng hoá,… để kiếm lời. Việc đầu tư này có thể lỗ hoặc hoà vốn nhưng mục đích cuối cùng là để kiếm lãi.
3.3. Rủi ro riêng/rủi ro chung
Rủi ro riêng là các rủi ro chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một ít người, mang tính chất cá nhân ở cả nguyên nhân và hậu quả. Chẳng hạn như rủi ro: trộm cướp, thương tích, hoả hoạn,…
Rủi ro chung là các rủi ro không thuộc vòng kiểm soát, gây ra hậu quả cho xã hội. Chẳng hạn như rủi ro: thiên tai, lũ lụt, núi lửa phun trào,…
3.4. Rủi ro có thể được bảo hiểm
Không phải tất cả các rủi ro đều được bảo hiểm bởi các doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi vì, một rủi ro đủ điều kiện được bảo hiểm thì phải có đủ các đặc tính sau:
- Tổn thất đó phải mang tính chất ngẫu nhiên
- Tổn thất đó phải đo lường được, định lượng được về mặt tài chính
- Phải là rủi ro đủ lớn, có thể dự đoán được mức độ tổn thất mà họ phải chịu
- Rủi ro không trái với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội
3.5. Rủi ro được bảo hiểm/rủi ro loại trừ
Rủi ro được bảo hiểm: là các rủi ro về tai nạn, thiên tai, sự cố bất ngờ được các doanh nghiệp/công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Nếu các rủi ro này gây ra thiệt hại đối với đối tượng bảo hiểm thì phía nhà cung cấp sản phẩm bảo hiểm sẽ chịu trách hiệm bồi thường tiền bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm.
Rủi ro loại trừ: là các rủi ro không được chấp nhận bảo hiểm, không được bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra. Mỗi đơn vị cung cấp sản phẩm bảo hiểm sẽ có các rủi ro loại trừ không cố định. Nhưng tất cả đều áp dụng loại trừ các rủi ro xuất hiện do hành vi cố ý của người tham gia bảo hiểm.
4. Cách phòng tránh rủi ro trong cuộc sống
Có thể thấy, không dễ để phòng tránh những rủi ro xảy ra trong cuộc sống bởi chắc chắn chúng ta không thể kiểm soát các nguyên nhân dẫn tới rủi ro. Cách để phòng tránh rủi ro hiệu quả nhất là bạn nên đưa ra những phương án khắc phục cho từng loại rủi ro khi xảy ra.
Có những loại rủi ro có thể tự mình khắc phục. Có các loại rủi ro trong bảo hiểm bạn không thể khắc phục một mình mà cần sự hỗ trợ về mặt tài chính. Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp để phòng những rủi ro có thể xảy ra là một phương án tối ưu mà bạn có thể cân nhắc.
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ được ra đời với mục tiêu phục vụ nhu cầu được bảo vệ của khách hàng. Có thể hiểu rằng, dịch vụ bảo hiểm tạo ra cơ chế chuyển giao rủi ro và có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian để phù hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng. Dù doanh nghiệp hay cá nhân thì luôn luôn đứng trước nhiều rủi ro không lường trong cuộc sống. Do vậy, ai cũng nên tham gia các sản phẩm bảo hiểm để an toàn tài chính cho bản thân.
Hy vọng những thông tin về rủi ro trong bảo hiểm mà Medplus vừa cung cấp sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về rủi ro và cách phòng ngừa rủi ro thiết thực nhất.
Xem thêm
- [Chia sẻ] Các loại bảo hiểm nên mua theo từng độ tuổi năm 2022
- #2022 Mua bảo hiểm sức khỏe Trực tuyến hay Ngoại tuyến: Cái nào tốt hơn?
- #2022 Nên mua bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm y tế là tốt nhất?
- 10 biệt ngữ về bảo hiểm sức khỏe thường gặp nhất mà bạn cần lưu ý
- 10 loại trừ bảo hiểm sức khỏe quan trọng mà bạn nên biết