Ngày nay việc lựa chọn tham gia bảo hiểm cho bản thân và gia đình được rất nhiều người quan tâm và chú trọng. Bên cạnh chi phí, quyền lợi và các khoản loại trừ trách nhiệm, thì những khái niệm và thuật ngữ cũng rất quan trọng. Trong đó, khi tham gia bảo hiểm sẽ có định nghĩa người thụ hưởng bảo hiểm – cá nhân hay tổ chức nào đó được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền lợi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm.

Để hiểu hơn khái niệm người thụ hưởng bảo hiểm là gì? Và những quyền lợi của người thụ hưởng bảo hiểm. Hãy cùng Medplus tìm hiểu những thông tin về người thụ hưởng bảo hiểm qua bài viết dưới đây.

1. Người thụ hưởng bảo hiểm là gì?

Người thụ hưởng bảo hiểm là gì
Người thụ hưởng bảo hiểm là gì

Theo Khoản 8, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:

Người thụ hưởng bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.

Có thể hiểu rằng người thụ hưởng bảo hiểm sẽ là người nhận được toàn bộ hoặc một phần quyền lợi từ công ty bảo hiểm khi người được bảo hiểm tử vong bởi những nguyên nhân khách quan được quy định trong hợp đồng.

Ngoài ra người thụ hưởng bảo hiểm cũng có thể là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc bất kỳ người nào được chỉ định trong hợp đồng. Trong trường hợp xấu nhất khi người được bảo hiểm chính tử vong, người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm lớn nhất của hợp đồng.

2. Các quy định cần biết đối với người thụ hưởng bảo hiểm

Các điều khoản quy định pháp luật đối với người thụ hưởng bảo hiểm
Các điều khoản quy định pháp luật đối với người thụ hưởng bảo hiểm

Các điều khoản quy định pháp luật đối với người thụ hưởng bảo hiểm như sau:

  1. Người thụ hưởng bảo hiểm là người được bên mua bảo hiểm chỉ định. Trong lúc hợp đồng còn thời hạn, bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm nhiều lần. Việc thay đổi này cần thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm,
  2. Bên mua bảo hiểm có thể chỉ định một hoặc nhiều người là người thụ hưởng bảo hiểm. Nếu có nhiều người thụ hưởng bảo hiểm trong cùng một hợp đồng thì tỷ lệ được hưởng sẽ phân chia theo quyết định của bên mua bảo hiểm. Tổng tỷ lệ phân chia không được vượt quá 100% tổng số tiền bảo hiểm.
  3. Người thụ hưởng bảo hiểm không nhất thiết phải là người có quan hệ huyết thống với bên mua bảo hiểm.
  4. Nếu người thụ hưởng dưới 18 tuổi thì khi người được bảo hiểm tử vong, người bảo hộ hợp pháp của người thụ hưởng sẽ đại diện nhận thay số tiền bảo hiểm này.
  5. Nếu người thụ hưởng phạm phải tội hình sự, người đó sẽ không nhận được số tiền đền bù. Thay vào đó số tiền này sẽ được chia cho những người thụ hưởng còn lại trong hợp đồng bảo hiểm.
  6. Để nhận được tiền đền bù do người được bảo hiểm tử vong, người thụ hưởng cần có giấy chứng tử của người được bảo hiểm.
  7. “Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng” (Theo Điểm b, Khoản 1, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000).
  8. “Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm” (Theo Khoản 2, Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000).

3. Trường hợp nào người thụ hưởng bảo hiểm không được chi trả?

Trong các trường hợp sau đây thì doanh nghiệp không được chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm:

  1. Các trường hợp các sự kiện bảo hiểm xảy ra do người được bảo hiểm tự tử hoặc tự gây thương tật cho bản thân như tự cho xe cán tay chân…
  2. Các trường hợp thuộc diện được loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ như xảy ra chiến tranh, hoạt động khủng bố, nổi loạn, bạo loạn, bạo động, phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ…

4. Không chọn người thụ hưởng bảo hiểm có được không?

Người mua bảo hiểm có thể không chọn người thụ thưởng bảo hiểm
Người mua bảo hiểm có thể không chọn người thụ thưởng bảo hiểm

Người mua bảo hiểm có thể không chọn người thụ thưởng bảo hiểm. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quyền lợi của người được bảo hiểm cũng như gia đình nếu người được bảo hiểm tử vong bất ngờ.

Những bất lợi khi không có người thụ hưởng bảo hiểm là:

Thời gian để giải quyết quyền lợi từ hợp đồng bảo hiểm sẽ lâu hơn bình thường

Khi người được bảo hiểm qua đời, công ty bảo hiểm sẽ không thể quyết định ai mới là người nhận được số tiền bảo hiểm đó. Nên việc gia đình cần làm là phải thực hiện các chứng từ, di chúc, thủ tục theo yêu cầu của công ty để có thể nhận được quyền lợi.

Thời gian để hoàn thành thủ tục có thể mất từ 1 – 2 năm. Nếu thủ tục gặp vấn đề về thiếu sót hoặc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn rất nhiều.

Giá trị quyền lợi bảo hiểm sẽ không được bảo đảm nguyên vẹn

Công ty bảo hiểm sẽ chuyển số tiền bảo hiểm sang bất động sản, tài chính, quỹ đầu tư đã được đề xuất trước đó. Hoặc công ty có thể trừ vào phí quản lý, phí bổ sung,…

5. Kết luận

Như vậy, bạn đã có thể hiểu người thụ hưởng bảo hiểm là gì và những thông tin liên quan đến người thụ hưởng bảo hiểm được cung cấp trên bài viết. Medplus hy vọng bạn đã có thêm kiến thức cũng như giải đáp được các thắc mắc về bảo hiểm. Chúc bạn định hướng chọn được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất cho bản thân và gia đình nhé.

Nguồn tham khảo

Trả lời