Phí bảo hiểm là khoản tiền bên mua bảo hiểm (BMBH) sẽ thoả thuận và thống nhất với công ty bảo hiểm khi mua các sản phẩm bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo hiểm này để duy trì hợp đồng bảo hiểm, và được hưởng đầy đủ các quyền lợi khi phát sinh các rủi ro trong phạm vi được bảo hiểm. Phí bảo hiểm được chia thành nhiều loại khác nhau.
Bài viết này Medplus sẽ giúp bạn phân biệt các loại phí bảo hiểm cần biết khi mua bảo hiểm. Cùng tìm hiểu để nắm được những dữ liệu quan trọng này nhé.
1. Một số quy định về phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là cơ sở để hợp đồng bảo hiểm và các sản phẩm bổ trợ (nếu có) duy trì hiệu lực. Phí bảo hiểm cần được thanh toán định kỳ theo thoả thuận giữa 2 bên và được thể hiện ở nội dung của hợp đồng.
Thanh toán phí bảo hiểm là nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào cơ sở thanh toán phí này để chi trả, bồi thường quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người được bảo hiểm phát sinh sự kiện bảo hiểm trong phạm vi quy định.
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã đưa ra một số quy định về việc thanh toán các khoản phí bảo hiểm nhân thọ như sau:
- Bên mua bảo hiểm (BMBH) có thể linh hoạt lựa chọn hình thức thanh toán phí bảo hiểm 1 lần duy nhất hoặc thanh toán phí nhiều lần theo thời hạn thoả thuận, với các phương thức đa dạng và được thoả thuận trên hợp đồng.
- Nếu khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán phí bảo hiểm nhiều lần; hoặc BMBH đã thanh toán 1 số lần phí bảo hiểm nhưng không còn khả năng thanh toán các kỳ phí bảo hiểm tiếp theo, thì 60 ngày sau (kể từ ngày khách hàng gia hạn thanh toán phí bảo hiểm), doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có quyền đơn phương đình chỉ hiệu lực hợp đồng. Lúc này, nếu hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ít hơn 2 năm thì BMBH không thể đòi lại các khoản phí bảo hiểm đã thanh toán trước đó, ngoại trừ 2 bên đã có các thoả thuận riêng.
- Nếu BMBH đã thanh toán phí bảo hiểm định kỳ nhiều hơn 2 năm, mà DNBH vẫn đơn phương đình chỉ hiệu lực hợp đồng thì DNBH phải có trách nhiệm hoàn trả giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm cho BMBH, ngoại trừ trường hợp 2 bên đã có các thoả thuận riêng.
- BMBH và DNBH có thể thoả thuận với nhau về việc khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng đó đã bị DNBH đơn phương đình chỉ trong thời hạn 2 năm, tính từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm bị đình chỉ và với điều kiện BMBH đã thanh toán khoản phí còn thiếu trước đó.
Nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, việc thanh toán phí bảo hiểm rất cần thiết. Nếu BMBH gặp phải thời điểm khó khăn về kinh tế và không đủ khả năng chi trả phí bảo hiểm đúng thời hạn thì BMBH có thể tận dụng quyền gia hạn trong vòng 60 ngày để sắp xếp và hoàn tất thanh toán phí.
2. Phân biệt các loại phí trong hợp đồng bảo hiểm
Ở mục điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, các loại phí bảo hiểm đã được nêu rất cụ thể, bao gồm các loại phí như sau:
1. Phí cơ bản
Phí cơ bản là số tiền phí mà BMBH phải đóng cho DNBH khi mua sản phẩm chính, được ghi trong trang hợp đồng bảo hiểm (hoặc trong bản xác nhận thay đổi hợp đồng). Sau khi trừ đi phí ban đầu, phí cơ bản sẽ được phân bổ vào tài khoản cơ bản của khách hàng.
2. Phí bổ trợ
Phí bổ trợ là số tiền phí mà BMBH phải đóng cho DNBH khi tham gia các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ (phải mua kèm với sản phẩm bảo hiểm chính).
3. Phí định kỳ
Phí định kỳ là tổng số phí cơ bản và phí bổ trợ cần đóng theo định kỳ mà khách hàng chọn. Kỳ hạn đóng phí rất linh hoạt, khách hàng có thể chọn đóng phí định kỳ theo tháng, quý, nửa năm hoặc từng năm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng khách hàng nên đóng phí định kỳ theo năm để nhận được nhiều ưu đãi hơn từ DNBH.
4. Phí đóng thêm
Phí đóng thêm là số tiền phí BMBH cần đóng thêm cho DNBH ngoài việc đóng phí cơ bản theo quy định ở hợp đồng. Nếu khách hàng được chỉ định thanh toán phí bổ trợ, thì phí đống thêm chính là khoản phí mà BMBH đóng thêm ngoài phí bổ trợ và phí cơ bản.
Sau khi trừ đi chi phí ban đầu, phí đóng thêm sẽ được phân bổ vào tài khoản đóng thêm của khách hàng. Theo quy định, phí đóng thêm tối thiểu và tối đa sẽ do DNBH thông báo trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm.
- Phí cơ bản được phân bổ: Đây khoản phí còn lại của phí cơ bản sau khi đã trừ đi khoản chi phí ban đầu.
- Phí đóng thêm được phân bổ: Đây là khoản phí còn lại của phí đóng thêm sau khi đã trừ đi khoản chi phí ban đầu.
3. Các loại chi phí bảo hiểm thường gặp trong mỗi hợp đồng bảo hiểm
Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, mỗi khách hàng cần nắm rõ các loại chi phí sau đây để chủ động thanh toán phí đầy đủ, nhằm thực hiện trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của chính mình:
1. Phí ban đầu
Phí ban đầu là khoản phí đã khấu trừ phí định kỳ và phí đóng them, trước khi được phân bổ vào tài khoản hợp đồng của khách hàng.
2. Phí rủi ro
Phí rủi ro là khoản phí khấu trừ mỗi hàng được sử dụng để chi trả quyền lợi bảo hiểm và được DNBH quy định ở sản phẩm chính.
3. Phí quản lý hợp đồng bảo hiểm
Phí quản lý hợp đồng bảo hiểm là khoản phí khấu trừ mỗi tháng để DNBH thực hiện quản lý, duy trì hợp đồng bảo hiểm, đồng thời cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan đến hợp đồng.
4. Phí quản lý quỹ
Phí quản lý quỹ là khoản phí được trích ra để trả cho việc quản lý, đầu tư quỹ liên kết của DNBH.
5. Phí huỷ hợp đồng trước thời hạn
Phí huỷ hợp đồng trước thời hạn là khoản phí mà khách hàng phải chi trả khi chấm dứt hơp đồng bảo hiểm trước thời hạn thoả thuận.
6. Phí rút tài khoản hợp đồng
Phí rút tài khoản hợp đồng là khoản phí mà BMBH phải chi trả khi rút trước 1 phần tiền từ tài khoản hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn.
7. Phí phân bổ
Phí phân bổ là phần phí còn lại của phí định kỳ, phí đóng thêm, phí bảo hiểm bổ trợ, hay các loại phí bảo hiểm bất kỳ được đóng bổ sung, sau khi đã trừ đi phần phí ban đầu và phần tiền đầu tư vào quỹ liên kết.
4. Cách tính phí bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay thường có cơ cấu phí bảo hiểm với 2 phần như sau:
4.1. Phí thuần
Phí thuần là khoản phí được BNBH dùng để chi trả khi NĐBH phát sinh rủi ro về sức khoẻ, thân thể, tính mạng. Phí thuần sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phí thu và được xác định dựa trên các tiêu chí sau:
- Tuổi thọ của người được bảo hiểm (NĐBH).
- Lãi suất tiền gửi được tính trên cơ sở xác định phí.
- Các tiêu chí khác như: STBH, thời hạn bảo hiểm, tỷ lệ huỷ hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, cách thức thanh toán phí,…
Thông thường, việc tính toán và xác định phí thuần rất phức tạp. Phí thuần sẽ được chia ra 3 trường hợp, đó là:
- Phí trách nhiệm khi hợp đồng bảo hiểm hết thời hạn.
- Phí trách nhiệm khi NĐBH tử vong trước khi hợp đồng kết thúc thời hạn.
- Phí trách nhiệm khi NĐBH bị thường tật hoàn toàn và vĩnh viễn do sự cố tai nạn. Theo quy định của các DNBH, trong trường hợp này BMBH sẽ được chi trả STBH định kỳ tương ứng ¼ STBH trong những năm còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
- Phí thuần trách nhiệm bảo hiểm khi hợp đồng hết hạn
4.2. Phí phụ
Đây là khoản phí bảo hiểm cần thiết mà DNBH dùng để bảo đảm cho các hoạt động nghiệp vụ như:
- Phí quảng cáo, truyền thông, chi cho môi giới và các đại lý bảo hiểm cộng tác
- Phí quản lý hợp đồng
- Phí đóng thuế theo quy định nhà nước
- Phí liên quan đến các tiền bồi thường
- Phí hạn chế tổn thất
5. Định nghĩa về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (STBH) chính là cơ sở xác định quyền lợi bảo hiểm của khách hàng theo quy định hợp đồng. STBH này sẽ do BMBH lựa chọn, dựa trên những điều khoản và quy định của DNBH, được nêu rõ ở giấy yêu cầu bảo hiểm (hoặc ở mục phụ lục của hợp đồng bảo hiểm).
Khi tham gia bảo hiểm, khách hàng sẽ được các tư vấn biên bảo hiểm tư vấn rất chi tiết và cụ thể về STBH, nhằm đáp ứng sự phụ hợp với nhu cầu và năng lực thanh toán phí bảo hiểm của khách hàng. Bởi vì, mức phí bảo hiểm và STBH có tác động rất lớn với nhau. Khi chọn STBH lớn thì khách hàng sẽ nhận được càng nhiều quyền lợi, song phí bảo hiểm cần đóng cho DNBH cũng tăng theo, và ngược lại.
Phí bảo hiểm sẽ được tính toán dựa trến STBH và tỷ lệ phí thông qua công thức như sau:
Phí bảo hiểm = STBH x tỷ lệ phí
6. Kết luận
Qua bài viết này, Medplus mong bạn đã hiểu được ý nghĩa của phí bảo hiểm, đó là cơ sở để DNBH chịu trách nhiệm chi trả quyền lợi cho BMBH khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Hãy cân nhắc lựa chọn mức phí bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng để bảo đảm rằng bạn sẽ có đủ khả năng thực hiện đóng phí bảo hiểm đúng hạn, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi lâu dài nhé!
Xem thêm
- 10 Lời khuyên hữu ích khi so sánh Bảo hiểm sức khỏe
- 10 lời khuyên khi mua bảo hiểm sức khỏe cho gia đình tốt nhất
- 10 lời khuyên khi mua bảo hiểm sức khỏe cho ba mẹ
- 10 Lời khuyên mua bảo hiểm sức khỏe để “thành công”
- 10 Tips mua bảo hiểm sức khỏe gia đình mang đến sự bảo vệ hoàn hảo
- 10+ lợi ích mua bảo hiểm khi còn trẻ mang đến sẽ làm bạn bất ngờ
- Bảo hiểm sức khỏe – Cần làm gì khi quên khai báo tình trạng sức khỏe? [2023]
- Những lý do để xem xét kế hoạch bảo hiểm sức khỏe của bạn hàng năm [2023]
- 10 sai lầm phổ biến khi mua bảo hiểm ô tô
- Danh sách 50 định nghĩa trong quy tắc bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia
- 7 điều bạn cần biết về thuật ngữ Co-pay trong bảo hiểm sức khỏe