Phạm vi bảo hiểm là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhằm phân định trách nhiệm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, tránh xảy ra tranh chấp khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Khi tham gia bảo hiểm, khách hàng cần quan tâm đến điều khoản phạm vi bảo hiểm. Nếu sự kiện bảo hiểm nằm ngoài phạm vi này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền không bồi thường thiệt hại cho người tham gia. Cùng Medplus tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa thuật ngữ của phạm vi bảo hiểm qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Phạm vi bảo hiểm là gì?

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10:

Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, loại tổn thất và chi phí phát sinh mà theo thỏa thuận người bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) sẽ chịu trách nhiệm nếu nó xảy ra.

2. Ý nghĩa của phạm vi bảo hiểm

Ý nghĩa của phạm vi bảo hiểm
Ý nghĩa của phạm vi bảo hiểm

Chỉ hiểu khái niệm phạm vi bảo hiểm là gì thì vẫn chưa đủ, người tham gia còn phải nắm rõ được ý nghĩa của phạm vi bảo hiểm để xác định quyền lợi khi tham gia.

Trên thực tế đối tượng bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố rủi ro, tổn thất, chi phí dẫn đến không đảm bảo an toàn. Nhưng theo yêu cầu về kỹ thuật và pháp lý, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường cho đối tượng bảo hiểm trong một vài trường hợp nhất định.

Phạm vi bảo hiểm nhằm xác định những trường hợp nào doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu hoặc không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều này sẽ hạn chế những tranh chấp xảy ra giữa bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm.

Vì vậy, việc chỉ rõ phạm vi bảo hiểm nhằm phân định trách nhiệm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, tránh xảy ra tranh chấp khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

3. Một số thuật ngữ bảo hiểm quan trọng khác

thuật ngữ bảo hiểm quan trọng
thuật ngữ bảo hiểm quan trọng

3.1. Loại trừ bảo hiểm

Là những trường hợp tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường. Có hai trường hợp loại trừ bảo hiểm là loại trừ tuyệt đối (không bao giờ bồi thường bảo hiểm) và loại trừ tương đối (có thể bồi thường với một số điều kiện nhất định).

3.2. Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy) là bằng chứng cho sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm (công ty bảo hiểm).

Theo hợp đồng, trong quá trình hiệu lực, bên mua bảo hiểm phải đóng phí định kỳ cho bên bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi hợp đồng, bên bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả, bồi thường cho người được bảo hiểm.

Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm là gì? 4 đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm

3.3. Sự kiện bảo hiểm là gì?

Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

3.4. Rủi ro được bảo hiểm là gì?

Rủi ro được bảo hiểm là gì 
Rủi ro được bảo hiểm là gì

Rủi ro là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên cơ sở yêu cầu của người được bảo hiểm.

Xem thêm: Rủi ro là gì? 5 loại rủi ro trong bảo hiểm người mua cần biết

3.5. Rủi ro bị loại trừ là gì?

Rủi ro bị loại trừ là những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm, không chấp nhận bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

3.6. Rủi ro có thể được bảo hiểm

Rủi ro có thể được bảo hiểm phải hội tụ đầy đủ các đặc tính bao gồm:

  • Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên
  • Tổn thất phải đo được, định lượng được về tài chính
  • Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

3.7. Điều khoản bổ sung

Ngoài phạm vi bảo hiểm theo đơn tiêu chuẩn, người được bảo hiểm có thể thỏa thuận với người bảo hiểm mở rộng các điều kiện, điều khoản bảo hiểm với điều kiện người được bảo hiểm phải trả thêm phí bảo hiểm cho người bảo hiểm.

3.8. Bảo hiểm trùng

Bảo hiểm trùng là khi:

  • Đối tượng được bảo hiểm được bảo vệ bằng ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm
  • Rủi ro gây nên tổn thất đều thuộc rủi ro được bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng đó
  • Tổn thất xảy ra khi các hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng đó còn hiệu lực.

4. Kết luận

Việc tìm hiểu phạm vi bảo hiểm là gì sẽ giúp người tham bảo hiểm nắm rõ trường hợp nào mình sẽ được chi trả bảo hiểm. Đồng thời ngăn ngừa những trường hợp tranh chấp về vấn đề bồi thường xảy ra giữa bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.

Để lại một bình luận