Khi tìm hiểu về các loại bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm liên quan tới con người, chúng ta luôn được khuyên cần tìm hiểu thật kỹ các điều khoản và đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm. Một trong những đối tượng thường xuyên bị nhầm lẫn trong hợp đồng là “Người được bảo hiểm”.
Bài viết này Medplus sẽ mang đến bạn thông tin người được bảo hiểm là gì? Quyền lợi của người được bảo hiểm như thế nào? Cùng theo dõi bạn nhé.
1. Người được bảo hiểm là gì?
Căn cứ Khoản 7, Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000:
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
Có thể nói, trong hợp đồng bảo hiểm thì người được mua bảo hiểm là người có sức khỏe và tính mạng tương đối trong Hợp đồng bảo hiểm. Trong trang hợp đồng thì tên người mua hay đối tượng hưởng thụ được thể hiện.
Người được bảo hiểm có thể là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài tùy theo chính sách của từng công ty bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm ngắn hơn thời hạn so với người được bảo hiểm cư trú tại Việt Nam nếu người được bảo hiểm là người nước ngoài.
2. Quyền lợi của người được bảo hiểm
Đối tượng chính trong mọi hợp đồng bảo hiểm là người được bảo hiểm. Chính vì thế họ sẽ họ sẽ nhận được những quyền lợi chung sau nếu có liên quan đến con người:
- Hỗ trợ chi phí bảo hiểm và tham gia bảo hiểm đã được quy định sẵn trong hợp đồng
- Nếu người được bảo hiểm là người thụ hưởng thì sẽ được nhận số tiền trong phạm vi số tiền bảo hiểm dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và thương tật thực tế của người được bảo hiểm.
- Được bảo vệ về các chi phí liên quan và bảo vệ về rủi ro chi phí khám sức khỏe nếu có liên quan đến những phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng.
- Yêu cầu bên bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng và thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
- Nếu người thụ hưởng qua đời trong trường hợp người được bảo hiểm thì tiền bảo hiểm sẽ được trả cho người thừa kế hợp pháp ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
3.1. Định nghĩa
Về nguyên tắc, công ty bảo hiểm phải chi trả cho người được bảo hiểm một số tiền bảo hiểm theo đúng những gì các bên đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm các trường hợp nằm trong điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Loại trừ bảo hiểm (hay loại trừ trách nhiệm bảo hiểm) là hình thức loại trừ những trường hợp, sự kiện hay sự cố mang tính chất chủ quan như vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết,… mà công ty bảo hiểm sẽ không phải bồi thường.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm thường là những loại trừ mang tính chất rủi ro cao chỉ được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt. Những sự cố mang tính chủ quản như vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết được quy định trong hợp đồng cũng nằm trong những mục loại trừ.
3.2. Trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 16, Luật kinh doanh Bảo hiểm được sửa đổi và bổ sung vào năm 2000, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định như sau:
Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
- a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
- b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của một số sản phẩm bảo hiểm được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm qua các hình thức sau đây:
1. Thứ nhất, tách riêng thành một điều khoản loại trừ bảo hiểm, bao gồm:
- Điều khoản loại trừ chung: được áp dụng cho tất cả các điều kiện bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ trong bảo hiểm sức khỏe, các điều khoản loại trừ chung có cả điều khoản về bảo hiểm tai nạn, ốm đau hay bảo hiểm tử vong.
- Điều khoản loại trừ riêng: được áp dụng trong các điều kiện bảo hiểm riêng biệt. Ví dụ có các điều khoản loại trừ riêng cho một số trường hợp trong bảo hiểm tai nạn.
2. Thứ hai, nội dung loại trừ bảo hiểm còn thể hiện trong các điều khoản về điều kiện bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm:
- Ví dụ trường hợp không thông báo tổn thất về tai nạn xảy ra trong vòng 5 ngày kể từ khi sự kiện diễn ra cho công ty bảo hiểm, trừ trường hợp người được bảo hiểm có lý do bất khả kháng, không biết được thời gian xảy ra sự kiện bảo hiểm và khi biết đã báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Từ những điều trên, chúng ta biết được rằng khi tham gia bảo hiểm, không phải rủi ro nào cũng được bảo đảm. Người mua bảo hiểm phải đọc kỹ các quy định về sản phẩm/ dịch vụ bảo hiểm bao gồm các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để biết cách thực hiện chính xác, đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Từ đó giúp đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cho bản thân.
4. Kết luận
Bài viết vừa cung cấp cho bạn khái niệm người được bảo hiểm cũng như quyền lợi của người được bảo hiểm là gì rồi. Vì người được bảo hiểm là đối tượng chính trong mọi hợp đồng bảo hiểm, cũng là người nhận được những quyền lợi khi sự kiện bảo hiểm xảy ra nên bạn cần xác định người được bảo hiểm là ai trước khi ký hợp đồng.
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Và đừng quên theo dõi Medplus mỗi ngày để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé.
Xem thêm
- 10 Lời khuyên để giảm thiểu rủi ro tài chính với chính sách Bảo hiểm sức khỏe
- 15 điều cần cân nhắc trước khi mua bảo hiểm sức khỏe năm 2022
- 11 loại phí bảo hiểm cần biết trong hợp đồng bảo hiểm
- 10 biệt ngữ về bảo hiểm sức khỏe thường gặp nhất mà bạn cần lưu ý
- 10 câu hỏi nên biết về quyền lợi bảo lãnh viện phí trong bảo hiểm sức khỏe
- 10 điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ sau khi sinh con
- 10 Loại trừ Bảo hiểm sức khỏe quan trọng thường gặp nhất