Bên mua bảo hiểm là người kê khai, ký tên trên đơn yêu cầu bảo hiểm, thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Để hiểu hơn khái niệm bên mua bảo hiểm là gì? Quyền lợi của bên mua bảo hiểm như thế nào? Đọc bài viết bên dưới đây của Medplus ngay bạn nhé.
1. Bên mua bảo hiểm là gì?
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:
Bên mua bảo hiểm là người trực tiếp kê khai, ký tên vào đơn yêu cầu bảo hiểm. Đồng thời cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm cả việc đóng phí.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; là người kê khai, ký tên trên đơn yêu cầu bảo hiểm, thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp Đồng.
Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm đó là:
- Bản thân Bên mua bảo hiểm;
- Vợ, chồng, con, cha, mẹ hợp pháp (Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của Bên mua bảo hiểm);
- Anh chị em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng/ cấp dưỡng/ giám hộ hợp pháp;
- Người khác, nếu Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Khi bên mua bảo hiểm chính là người được bảo hiểm thì phải đáp ứng trong độ tuổi quy định của sản phẩm bảo hiểm đó (Ví dụ từ 0 tuổi đến 65 tuổi) và được công ty chấp thuận bảo hiểm.
2. Quyền lợi của bên mua bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm có những quyền lợi sau:
1/ Quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm
2/ Quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
3/ Quyền thay đổi Số tiền bảo hiểm
- Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, Bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu tăng hoặc giảm Số tiền bảo hiểm theo quy định của mỗi một sản phẩm.
- Số tiền tăng hoặc giảm không được vượt quá số tiền bảo hiểm tối đa hoặc thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu do công ty quy định tại từng thời điểm. Và tùy mức tăng mà công ty yêu cầu khám sức khỏe.
4/ Quyền rút tiền từ Giá trị tài khoản hợp đồng
- Thông thường kể từ năm thứ 2 của hợp đồng, Bên mua bảo hiểm có quyền rút không quá 80% Giá trị tài khoản và không nhỏ hơn hạn mức tối thiểu do công ty quy định trong từng thời điểm.
5/ Có thể chuyển nhượng hợp đồng trong khi hợp đồng vẫn đang có hiệu lực với các điều kiện về cung cấp giấy tờ, thủ tục theo quy định của công ty.
6/ Thay đổi Người thụ hưởng mới trong hợp đồng bảo hiểm bằng cách yêu cầu qua văn bản lên công ty và cung cấp các giấy tờ, thủ tục theo quy định của công ty.
7/ Thay đổi định kỳ đóng phí từ tháng sang quý/nửa năm/năm hoặc ngược lại.
8/ Yêu cầu tham gia thêm hoặc hủy bỏ các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ.
9/ Chuyển đổi quyền lợi bảo hiểm cơ bản sang nâng cao hoặc ngược lại theo quy định về thời gian, thời hạn, độ tuổi và hạn mức số lần đổi của từng sản phẩm.
10/ Đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn, công ty sẽ chi trả Giá trị hoàn lại (nếu có).
11/ Tạm ứng không quá 80% từ Giá trị hoàn lại khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ít nhất từ 2 năm hoặc đã có Giá trị hoàn lại.
12/ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
13/ … Và một số quyền khác theo điều khoản của từng sản phẩm.
3. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
Theo Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
1. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
2. Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
3. Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
4. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
5. Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”
4. Kết luận
Qua bài viết bạn đã nắm được những quyền lợi của bên mua bảo hiểm rồi phải không? Bên mua bảo hiểm chính là chủ hợp đồng bảo hiểm, thực hiện các nghĩa vụ chính của hợp đồng là đóng phí bảo hiểm và quyết định người được bảo hiểm hay người thụ hưởng là ai; đồng thời là người khai báo tất cả các thông tin liên quan đến hợp đồng.
Tham gia bảo hiểm giúp bạn an tâm tận hưởng trọn vẹn cuộc sống, không còn phải lo lắng về gánh nặng tài chính trước những biến cố bất ngờ xảy ra. Hãy tham gia ngay một gói bảo hiểm phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân ngay hôm nay bạn nhé.
Xem thêm
- [Cần đọc] Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động gồm những loại nào?
- [Chia sẻ] Các loại bảo hiểm nên mua theo từng độ tuổi năm 2022
- [Quan trọng] Mua bảo hiểm trực tuyến có an toàn không?
- #2022 Mua bảo hiểm sức khỏe Trực tuyến hay Ngoại tuyến: Cái nào tốt hơn?
- #2022 Nên mua bảo hiểm nào để giảm rủi ro trong cuộc sống?
- #2022 Nên mua bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm y tế là tốt nhất?
- Bảo hiểm sức khỏe cho bệnh ung thư và 14 thông tin quan trọng cần biết
- Bảo hiểm sức khỏe: Ưu điểm nổi bật khi tham gia [2023]
- Hướng dẫn Mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia ở Thanh Hóa [2022]
- Bảo hiểm sức khỏe thai sản: 2 Lưu ý cần cân nhắc
- Bảo hiểm tai nạn học sinh – 4 điều phụ huynh cần biết trước khi mua