Bảo hiểm liên kết đơn vị là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và có mức phí và quyền lợi bảo hiểm được chia thành hai phần riêng biệt bao gồm phần bảo hiểm và phần đầu tư. Bảo hiểm liên kết đơn vị được xem là một trong những hình thức đầu tư vô cùng hiệu quả.
Vậy cụ thể bảo hiểm liên kết đơn vị là gì? Loại bảo hiểm này sẽ hỗ trợ như thế nào đối với đời sống của người tham gia bảo hiểm. Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Khái niệm về bảo hiểm liên kết đơn vị
Theo Thông tư 135/2012/TT-BTC:
Bảo hiểm liên kết đơn vị chính là dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, trực thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư. Theo đó phần bảo hiểm rủi ro cũng như phần đầu tư sẽ được tách biệt về cơ cấu chi phí cũng như quyền lợi của bảo hiểm.
Bảo hiểm liên kết đơn vị thường có những đặc điểm như sau:
- Phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư bảo hiểm đều được tách riêng ra giữa cơ cấu chi phí bảo hiểm cùng với quyền lợi bảo hiểm. Giúp cho người mua được tạo điều kiện linh hoạt hơn trong quá trình xác định, lựa chọn chi phí đóng bảo hiểm và toàn bộ số tiền bảo hiểm theo đúng như quy định tại hợp đồng bảo hiểm.
- Người mua cũng có quyền được chọn lựa chọn mức đầu tư vào chi phí bảo hiểm. Người mua cũng sẽ nhận được toàn bộ kết quả đầu tư, tuy nhiên sẽ phải chịu mọi rủi ro do quá trình đầu tư từ các loại quỹ liên kết đơn vị. Việc mua hay bán tại các đơn vị quỹ liên kết thường chỉ được thực hiện giữa doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
- Doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm hưởng các chi phí do bên mua bảo hiểm chi trả đúng theo thỏa thuận đã được ký kết tại hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm liên kết đơn vị có tác dụng giúp cho khách hàng được an tâm hơn vì đã được bảo hiểm các rủi ro, tai nạn bất ngờ. Không những thế, bảo hiểm này còn có thể đầu tư sinh lời nhờ vào hình thức liên kết doanh nghiệp hay liên kết tại các quỹ liên kết đơn vị.
2. Quyền lợi tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị
Khi tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị, quyền lợi của khách hàng sẽ được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 6, Thông tư 135/2012/TT-BTC.
2.1. Quyền lợi của bảo hiểm rủi ro
Cả hai bên đều có quyền thỏa thuận về quyền lợi bảo hiểm rủi ro nhưng cần đảm bảo được mức độ quyền lợi tối thiểu thuộc dạng bảo hiểm tử vong theo đúng như quy định:
- Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần: 50.000.000 đồng Việt Nam hoặc 125% của số phí bảo hiểm đóng một lần, tuỳ thuộc vào số nào lớn hơn;
- Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí định kỳ: 50.000.000 đồng Việt Nam hoặc năm (05) lần của số phí bảo hiểm đóng hàng năm, tuỳ thuộc vào số nào lớn hơn;
- Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp quyền lợi tử vong với số tiền bảo hiểm thấp hơn mức tối thiểu quy định như trên đối với người được bảo hiểm từ 60 tuổi trở lên, nhưng không thấp hơn 50.000.000 đồng;
- Với quyền lợi tối thiểu đã được quy định sẽ không bao gồm, không được áp dụng với các khoản phí bảo hiểm được đóng thêm.
- Doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm có thể cung cấp thêm các sản phẩm bổ trợ. Tuy nhiên, phương thức đóng phí cho các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ này phải được thỏa thuận đầy đủ với khách hàng trước khi ký kết hợp đồng.
2.2. Quyền lợi đầu tư
uận về nội dung cũng như phương thức chi trả cho bảo hiểm theo đúng quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 6 thông tư 135/2012/TT-BTC.
3. Điều kiện bán bảo hiểm liên kết đơn vị
Theo Điều 4 Thông tư 135/212/TT-BTC: Điều kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị Khi triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu hai trăm (200) tỷ đồng Việt Nam. Vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định từ hai trăm (200) tỷ đồng Việt Nam trở lên.
- Hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để quản lý và kiểm soát các quỹ liên kết đơn vị một cách thận trọng và hiệu quả.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng định giá tài sản và các đơn vị của các quỹ liên kết đơn vị khách quan, chính xác theo định kỳ tối thiểu một (01) tuần một (01) lần và công bố công khai cho bên mua bảo hiểm về giá mua và giá bán đơn vị quỹ.
- Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị được tuyển dụng và đào tạo đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Thông tư này.
- Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị được Bộ Tài chính phê chuẩn.
4. Quy định về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị
4.1. Khoản phí trong hợp đồng bảo hiểm
Theo điều 7 tại Thông tư 135/2012/TT-BTC, các doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm chỉ được tính một số loại chi phí như sau:
- Phí ban đầu hay còn được gọi là khoản phí mà doanh nghiệp đã được phép khấu trừ trước khi các loại phí bảo hiểm đã được phân bố tại các đơn vị quỹ liên kết.
- Phí bảo hiểm rủi ro được xem là chi phí được dùng để chi trả cho các rủi ro đã được cam kết tại các hợp đồng.
- Phí quản lý hợp đồng bảo hiểm, một khoản phí liên quan đến việc duy trì hợp đồng cũng như cung cấp các thông tin liên quan tới hợp đồng của người mua bảo hiểm.
- Phí quản lý quỹ, đây là chi phí nhằm chi trả cho các hoạt động quản lý các quỹ liên kết tại đơn vị.
- Phí chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị do bên mua chi trả khi thực hiện các việc chuyển đổi tài sản đầu tư tại các quỹ liên kết đơn vị. Số lần chuyển đổi sẽ tùy theo quy định của từng công ty hoặc đặc điểm của từng gói sản phẩm bảo hiểm.
- Phí hủy bỏ hợp đồng thường diễn ra khi khách hàng muốn bỏ hợp đồng trước thời gian đáo hạn. Chi phí này thường được dùng để bù đắp các khoản chi hợp lý có liên quan khác.
- Một số loại chi phí khác (nếu có) được Bộ Tài chính chấp thuận, có văn bản đi kèm.
4.2. Quỹ liên kết đơn vị đối tác – trường hợp hợp đồng bảo hiểm đóng 1 lần phí
Với các loại bảo hiểm liên kết đơn vị đóng phí một lần, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đảm bảo chi phí bảo hiểm của người mua được đầu tư dưới dạng tiền gửi ngân hàng, trái phiếu hoặc các chứng khoán có thu nhập cố định không thấp hơn 60% của tổng giá trị tài sản quỹ liên kết đơn vị.
4.3. Giá trị hoàn lại
Giá trị hoàn lại của bảo hiểm liên kết đơn vị là gì? Đây chính là một đơn vị đã được xác định dựa theo giá mua quỹ liên kết đơn vị vào thời gian định giá kế tiếp sau ngày hủy bỏ hợp đồng. Đồng thời giá trị này cũng sẽ trừ đi loại chi phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm
4.4. Điều kiện cho doanh nghiệp muốn tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị
Điều kiện triển khai bảo hiểm liên kết đơn vị là gì? Khi triển khai sản phẩm bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm cần đáp ứng đầy đủ điều kiện đã được quy định tại Điều 4 Thông tư 135/2012/TT-BTC:
- Phần biên độ khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhất định phải lớn hơn phần biên khả năng thanh toán tối thiểu là 200 tỷ đồng. Vốn điều lệ của doanh nghiệp cần góp cao hơn mức vốn pháp định là khoảng 200 tỷ Việt Nam đồng trở lên.
- Cần phải có hệ thống thông tin tiên tiến giúp cho việc kiểm soát, quản lý các loại quỹ liên kết đầu tư một cách cẩn thận và đảm bảo hiệu quả.
- Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều phải thẩm định giá tài sản của các quỹ liên kết đơn vị một cách khách quan, chính xác. Thời gian kiểm định tối thiểu trong 1 tuần 1 lần và cần phải công khai cho bên mua bảo hiểm biết về giá mua và kể cả giá bán của đơn vị quỹ.
- Đối với các đại lý cung cấp bảo hiểm liên kết đơn vị đều phải được đào tạo, luôn đảm bảo cho việc đáp ứng đúng theo quy định được đặt tại Điều 34, 35 Thông tư 135/2012/TT-BTC.
- Các loại bảo hiểm liên kết đơn vị phải được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bảo hiểm liên kết đơn vị là gì? Hy vọng qua bài viết, bạn đã có đầy đủ thông tin hữu ích về loại bảo hiểm này và chọn lựa cho mình một sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm phù hợp.
Xem thêm
- Bảo hiểm thương mại là gì? Hình thức và lợi ích của sản phẩm
- Bảo hiểm thân thể là gì? 5 thông tin quan trọng nhất cần biết
- Bảo hiểm thai sản quốc tế: Khái niệm và TOP 7+ sản phẩm ưu việt 2022
- Bảo hiểm tai nạn – cái tên đang được chú ý trong năm 2022
- Bảo hiểm sức khỏe cho phụ nữ và 5 điều bạn cần biết
- Bảo hiểm sức khỏe dự phòng và 3 điều bạn nên biết
- Bảo hiểm sức khỏe gia đình và 5 lợi ích khi tham gia
- Bảo hiểm sức khỏe giá rẻ và 6 nhược điểm của chính sách này
- Bảo hiểm sinh kỳ – Những thông tin cần cân nhắc khi mua – 2022
- [Quan trọng] 4 loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2022
- Sự khác nhau giữa bảo hiểm sức khỏe nhóm và bảo hiểm tai nạn cá nhân nhóm
- Bảo hiểm nhân thọ và thuế thu nhập cá nhân [2023]
- 6 bước để đăng ký bảo hiểm sức khỏe người cao tuổi trực tuyến