Bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị là hai loại hình bảo hiểm khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy hai loại bảo hiểm này có gì đặc biệt, nên chọn loại bảo hiểm nào cho phù hợp.
Hãy theo dõi bài viết “Phân biệt bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị” của Medplus để chọn ra câu trả lời phù hợp nhất nhé!
1. Bảo hiểm liên kết chung
1.1. Đặc điểm
Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung được quy định theo Điều 2, Thông tư 52/2016/TT-BTC:
“1. Cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Bên mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
2. Bên mua bảo hiểm được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không thấp hơn tỷ suất đầu tư tối thiểu được doanh nghiệp bảo hiểm cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng các Khoản phí do bên mua bảo hiểm trả theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.”
Từ đó có thể hiểu rằng, phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung sẽ được chia thành 2 phần:
- Phần bảo hiểm: Là phần nghĩa vụ bồi thường của công ty bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu chẳng may người được bảo hiểm gặp rủi ro dẫn đến tử vong hay thương tật vĩnh viễn.
- Phần đầu tư: Công ty bảo hiểm sử dụng để đầu tư vào quỹ liên kết chung đang sở hữu.
Toàn bộ kết quả đầu tư quỹ liên kết chung của doanh nghiệp sẽ do bên mua bảo hiểm hưởng nhưng không thấp hơn lãi suất mà hai bên ký kết hợp đồng. Phía doanh nghiệp sẽ được hưởng những khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải trả, điều này cũng được ghi nhận tại hợp đồng.
1.2. Quyền lợi
Quyền lợi của bảo hiểm liên kết chung được tách bạch riêng biệt về loại bảo hiểm rủi ro (bao gồm chi phí chi trả cho các rủi ro như tử vong, thương tật vĩnh viễn) và chi phí quyền lợi đầu tư (phần mà người tham gia bảo hiểm nhận được nhờ quá trình đầu tư).
Người tham gia bảo hiểm được quyền hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ các quỹ liên kết chung. Doanh nghiệp bảo hiểm luôn thực hiện thông báo cho khách hàng về các thông tin hoạt động của quỹ liên kết chung. Để giảm thiểu các gánh nặng rủi ro mà khách hàng phải chịu, các doanh nghiệp bảo hiểm thường cam kết mức lãi suất tối thiểu mà khách hàng sẽ được nhận trong quá trình đầu tư.
Doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ nhận được các khoản phí mà người tham gia bảo hiểm đóng theo đúng quy định đã thỏa thuận từ ban đầu. Bao gồm phí ban đầu, phí quản lý hợp đồng bảo hiểm, phí quản lý các loại quỹ liên kết chung hay các loại phí phụ thu khi khách hàng bỏ hợp đồng.
2. Bảo hiểm liên kết đơn vị
2.1. Đặc điểm
Theo Thông tư 135/2012/TT-BTC:
Bảo hiểm liên kết đơn vị chính là dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, trực thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư. Theo đó phần bảo hiểm rủi ro cũng như phần đầu tư sẽ được tách biệt về cơ cấu chi phí cũng như quyền lợi của bảo hiểm.
Bảo hiểm liên kết đơn vị thường có những đặc điểm như sau:
- Phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư bảo hiểm đều được tách riêng ra giữa cơ cấu chi phí bảo hiểm cùng với quyền lợi bảo hiểm. Giúp cho người mua được tạo điều kiện linh hoạt hơn trong quá trình xác định, lựa chọn chi phí đóng bảo hiểm và toàn bộ số tiền bảo hiểm theo đúng như quy định tại hợp đồng bảo hiểm.
- Người mua cũng có quyền được chọn lựa chọn mức đầu tư vào chi phí bảo hiểm. Người mua cũng sẽ nhận được toàn bộ kết quả đầu tư, tuy nhiên sẽ phải chịu mọi rủi ro do quá trình đầu tư từ các loại quỹ liên kết đơn vị. Việc mua hay bán tại các đơn vị quỹ liên kết thường chỉ được thực hiện giữa doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
- Doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm hưởng các chi phí do bên mua bảo hiểm chi trả đúng theo thỏa thuận đã được ký kết tại hợp đồng bảo hiểm.
2.2. Quyền lợi
Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đều được quyền thỏa thuận về mức độ quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo đúng quy định.
Người tham gia bảo hiểm cũng có quyền được lựa chọn các mức độ đầu tư phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình. Đồng thời, nếu khi tham gia bảo hiểm, khách hàng không may mắn gặp tai nạn hoặc tử vong thì công ty bảo hiểm đó sẽ tiến hành chi trả lại toàn bộ giá trị đã cam kết trong hợp đồng.
3. So sánh giữa bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị
Dựa vào những đặc điểm đã được nêu trên, có thể đưa ra được điểm giống và khác nhau của hai loại bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị như sau.
3.1. Giống nhau
Cả hai loại bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị đều được tách biệt nhau về phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư, nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Nếu trong quá trình tham gia bảo hiểm (còn thời hạn hợp đồng), người tham gia bị thương tật hoặc không may mắn qua đời, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi hoàn lại số tiền bảo hiểm như đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng
3.2. Khác nhau
Dưới đây là những điểm khác nhau của bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị:
Bảo hiểm liên kết chung | Bảo hiểm liên kết đơn vị |
Phí đóng thêm bảo hiểm không được vượt quá 5 lần chi phí bảo hiểm ban đầu (nếu đóng định kỳ) và không vượt quá 50% phí lần đầu (nếu đóng 1 lần). | Phí đóng thêm bảo hiểm không được vượt quá 10 lần chi phí bảo hiểm ban đầu (nếu đóng định kỳ) và không vượt chi phí lần đầu (nếu đóng 1 lần). |
Người mua có thể nhận kết quả đầu tư, có thể nhận rủi ro nhưng được đảm bảo mức đầu tư nhận được không thấp hơn mức lãi suất cam kết. | Người mua được hưởng toàn bộ kết quả trong quá trình đầu tư nhưng cũng sẽ nhận toàn bộ rủi ro mà các quỹ liên kết mang lại. |
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để bạn có thêm thông tin phục vụ cho quá trình lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp nhất với mình!
Xem thêm
- Bảo hiểm bổ sung trả phí là gì?- 3 điều cơ bản cần biết
- Bảo hiểm bổ trợ là gì? 5 thông tin quan trọng cần biết
- Bảo hiểm có kỳ hạn: tại sao chia nhỏ bảo hiểm là một ý tưởng tuyệt vời?
- Bảo hiểm con người năm 2022 và thông tin cần biết
- Bảo hiểm nha khoa và những thông tin quan trọng năm 2022
- Bảo hiểm online là gì? 4 lợi ích khi mua bảo hiểm với hình thức này
- Bảo hiểm sức khỏe dự phòng và 3 điều bạn nên biết
- Biến chứng thai sản trong bảo hiểm: Mẹ bầu cần biết – 2022
- 3 bí quyết mua bảo hiểm sức khỏe hàng đầu từ các chuyên gia tài chính cá nhân
- Quyền lợi thai sản trong bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia [cập nhật mới 6/2022]
- Bảo hiểm nhân thọ: Quy định đối với người thụ hưởng [2023]
- [2022] Ung thư vú và bảo hiểm sức khỏe: tất cả những điều bạn cần biết