Sự chia sẻ (thuật ngữ chuyên môn gọi là “sự san sẻ, sự chia nhỏ rủi ro”). Trước những thách thức có thể bảo vệ người dân trước những rủi ro về sức khỏe, thậm chí tính mạng, nhà nước đã thiết lập nên loại bảo hiểm bắt buộc. Medplus tổng hợp những thông tin cơ bản về loại bảo hiểm này mà bạn có thể tham khảo với nội dung dưới đây:

1. Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc (Compulsory insurance) là những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật có qui định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ nhất định với loại đối tượng bắt buộc phải được bảo hiểm.

Hay: Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 định nghĩa:

“2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”

Bao-hiem-bat-buoc-Compulsory-Insurance.png
Bảo hiểm bắt buộc (Compulsory Insurance)

2. Một số bảo hiểm bắt buộc

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng đối với hành khách

– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật

– Bảo hiểm cháy nổ…

3. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

 

Doi-tuong-tham-gia-bao-hiem-bat-buoc.png
Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

4. Tại sao phải tham gia bảo hiểm bắt buộc

Xã hội ngày càng phát triển, người dân ngày càng dược tiếp xúc nhiều công nghệ tiên tiến, cùng với những kỹ thuật chuyên môn cao. Chính vì vậy, những rủi ro nghề nghiệp cũng tăng lên, áp lực giải quyết những sự kiện xã hội lên Nhà nước nặng nề hơn. Bảo hiểm bắt buộc ra đời là giải pháp tất yếu, nhằm vừa chia sẻ những áp lực tài chính, vừa tạo lá chắn bảo vệ người dân trước những chuyện không may. Cụ thể:

– Đảm bảo chức năng trật tự xã hội của Nhà nước.

– Để bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn chung, Nhà nước buộc phải sử dụng luật pháp để can thiệp vào việc bảo hiểm cho một số đối tượng mà có liên quan đến lợi ích chả nhiều thành viên trong xã hội.

Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là bảo hiểm bắt buộc do:

  • Tại nạn giao thông xảy ra mỗi ngày và con số chưa từng thuyên giảm
  • Hậu quả từ tại nạn giao thông không thể lương trước. .
  • Người gây ra tai nạn trong nhiều trường hợp bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm.
Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộcĐối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc
Tại sao phải tham gia bảo hiểm bắt buộc

5. Quyền lợi khi đóng bảo hiểm bắt buộc

5.1. Chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau là một trong những chế độ mà người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng, đã quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trong chế độ ốm đau của BHXH, ngoài chế độ ốm đau dành cho người lao động thì còn có chế độ BHXH con ốm.

5.2. Chế độ thai sản

Khi tham gia BHXH người lao động sẽ được hưởng chế độ theo quy định của luật BHXH bắt buộc 2014 tại mục 3 từ Điều 30 đến Điều 41 Chế độ thai sản.

5.3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ người lao động khi tham gia BHXH làm việc bị tai nạn, tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.

5.4. Chế độ hưu trí

Khi tham gia BHXH người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Theo đó, chế độ này đã được Luật BHXH 2014 quy định tại “Mục 5 – Chế độ hưu trí”.

5.5. Chế độ tử tuất

Theo quy định Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ tử tuất với những quy định cụ thể như sau:

5.6. Trợ cấp mai táng

Điều 66 Luật này quy định người tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ tử tuất với trợ cấp mai táng cụ thể:

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.

6. Tổng kết

Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản của bảo hiểm bắt buộc. Khi mua bảo hiểm bắt buộc, bạn cần tìm hiểu kỹ những tính chất, cũng như điều khoản ràng buộc đã được quy định. Tránh tình trạng các công ty bảo hiểm tư vấn sai lệch tính chất bắt buộc trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Bên cạnh đó, để giảm áp lực tài chính về rủi ro sức khỏe khác,  bạn có thể tìm hiểu thêm các loại: bảo hiểm tự nguyện,bảo hiểm sức khỏe, để lựa chọn thêm nhiều quyền lợi khi gặp những vấn đề về sức khỏe và tính mạng  cho bạn thân tùy theo nhu cầu. Một số loại bảo hiểm phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo: Tại đây.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nếu thông tin trên hữu ích nhé

 

Trả lời