Trong những năm gần đây, ngành bảo hiểm nhân thọ tiếp tục phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ, thu hút nhiều sự quan tâm của người tham gia.
Ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ có hình thức rất khác nhau, nên sự so sánh là không thỏa đáng. Nhưng có nhiều khách hàng quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết sau đây để có cho mình câu trả lời bạn nhé!
I. Điểm giống nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng
Ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ nhìn chung có điểm tương đồng là mang tiền gửi vào một nơi uy tín. Gửi tiết kiệm là để ngân hàng giữ một cách an toàn. Thì bảo hiểm nhân thọ cũng giống như vậy.
Một điểm chung nữa là cả ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ đều có khả năng sinh lời. Đây được gọi là chức năng huy động vốn. Những điểm tương đồng kết thúc ở đó, nhưng sự khác biệt thì lại rất nhiều.
II. Điểm khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng
Ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ chỉ giống nhau về vấn đề huy động vốn. Mục đích, vai trò, lợi ích và ý nghĩa của hai tổ chức tài chính này là hoàn toàn khác nhau. Để nhìn nhận rõ hơn, chúng ta hãy xem xét sự khác biệt ở từng khía cạnh.
1. Khác về quyền lợi
Ngân hàng là kênh đầu tư sinh lời an toàn, mang lại thu nhập thụ động cho người gửi tiền. Mỗi tháng người gửi sẽ nhận được 1 khoản lãi khi gửi tiền vào ngân hàng.
Bảo hiểm nhân thọ cũng là một hình thức huy động vốn nhưng mục đích chính là đảm bảo tài chính khi không may xảy ra rủi ro, còn tiền lãi bảo hiểm chỉ là phần phụ. Bảo hiểm nhân thọ vẫn sinh lãi, nhưng tiền lãi và gốc chỉ được nhận khi kết thúc hợp đồng. Đây được gọi là giá trị hoàn lại.
Bảo hiểm không phải là kênh đầu tư. Kế hoạch tài chính hiệu quả nhất là nên chia dòng tiền theo tỷ lệ hợp lý, 1 phần tham gia bảo hiểm nhân thọ, 1 phần khác tiết kiệm gửi ngân hàng.
Bảng sau đây sẽ so sánh quyền lợi của việc gửi tiết kiệm và tham gia hợp đồng bảo hiểm: giả sử với một số tiền nhỏ mỗi tháng sẽ có sự khác biệt gì khi gửi vào 2 loại hình này:
Bảo hiểm Nhân thọ | Ngân hàng | |
---|---|---|
Rủi ro tử vong xảy ra | 1 tỷ đồng | 0 đồng |
Rủi ro tai nạn | Hỗ trợ theo tỷ lệ thương tật, tối đa 200 triệu đồng | 0 đồng |
Bệnh hiểm nghèo | 200 triệu đồng | 0 đồng |
Chi phí nhập viện | Thanh toán 100% viện phí, tối đa 500 triệu đồng | 0 đồng |
Đáo hạn (15 năm) | 350 triệu đồng | 350 triệu đồng |
Tính linh hoạt | Phải tham gia đến khi kết thúc hợp đồng (15 năm) | Có thể rút bất kì lúc nào |
2. Khác về hình thức gửi tiền
Khi gửi tiền tại ngân hàng, người tham gia có thể quyết định thời hạn gửi, chẳng hạn như chọn gửi với lãi suất có kỳ hạn thì lãi được nhận sẽ cao hơn so với gửi không kỳ hạn. Vậy gửi tiết kiệm giúp người tham gia linh động thời hạn tiền gửi.
Nhưng đối với bảo hiểm, thời hạn hợp đồng ngắn nhất là 10 năm. Đồng nghĩa khi đã ký kết hợp đồng phải tham gia cho đến lúc đáo hạn thì mới có thể rút về giá trị hoàn lại.
Chính vì thế, chủ hợp đồng thường chia tỷ lệ từ 20% đến 30% tiền tham gia so với tổng số tiền nhàn rỗi mỗi tháng, nhằm giúp phí phải nộp trở nên nhẹ nhàng hơn.
Ngoài ra, dù thời hạn hợp đồng khá dài, tuy nhiên bên cung cấp bảo hiểm vẫn có các chính sách hỗ trợ khi tài chính của người tham gia bị giảm sút. Ví dụ như cho phép tăng/giảm phí đóng, cho phép đóng trễ hoặc bảo lưu…
Cần hiểu rằng tham gia bảo hiểm và gửi ngân hàng là 2 hình thức có ý nghĩa và vai trò khác nhau. Nếu như ngân hàng là kênh đầu tư an toàn thì bảo hiểm nhân thọ là kênh đảm bảo tài chính hữu hiệu nếu không may gặp phải rủi ro.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!