Một thuật ngữ không quá mới lạ trong bảo hiểm nhân thọ đó chính là người thụ hưởng. Vì sao khi tham gia bảo hiểm, bên mua lại cần lựa chọn thêm người thụ hưởng? Họ có vai trò thế nào và nên lựa chọn ai trở thành người thụ hưởng?
Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này đồng thời đưa ra quyết định lựa chọn người thụ hưởng phù hợp.
Vì sao cần có Người thụ hưởng?
Khá nhiều người tham gia thắc mắc tại sao cần chỉ định người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ. Nếu khách hàng không muốn chỉ định người thụ hưởng khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì trong trường hợp khẩn cấp xảy ra, quyền lợi của người tham gia và gia đình sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Thời gian giải quyết bảo hiểm lâu
Khi xảy ra vấn đề, các doanh nghiệp bảo hiểm rất khó xác định ai sẽ là người hưởng các khoản đền bù bảo hiểm. Lúc này, gia đình người được bảo hiểm phải công chứng di chúc, các giấy tờ, thủ tục,… theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Dựa trên các tài liệu này, doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm sẽ thấy rằng vai trò của người thụ hưởng là phù hợp. Tuy nhiên, các bước này có thể mất thời gian lên đến vài năm để xử lý.
Thậm chí với những thiếu sót, sự mờ ám và tranh chấp, thời gian xử lý cho người thụ hưởng đến khi nhận được quyền lợi bồi thường cũng lâu hơn rất nhiều.
- Giá trị của quyền lợi bảo hiểm khi nhận được sẽ không còn nguyên vẹn
Nếu hợp đồng không có thông tin chi tiết về người thụ hưởng thì ngoài số tiền chi trả cho người thụ hưởng sẽ dành để đóng các khoản phí bổ sung, phí quản lý,…
Mà một phần số tiền này sẽ bị chuyển sang các hạng mục khác mà người tham gia bảo hiểm đã đề xuất trước đó như bất động sản, quỹ tài chính hay quỹ đầu tư,…
Nên chọn ai làm Người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ?
Trước khi tiến hành lựa chọn người thụ hưởng, chủ hợp đồng bảo hiểm nên đặt các câu hỏi như mình tin tưởng ai và muốn dành lợi ích cho ai, hay người đó có dùng các khoản đền bù sau khi mình qua đời cho mục đích chính đáng hay không…
Thông thường, hầu hết chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều xác định người thụ hưởng là những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái…
Chủ hợp đồng cũng nên xem xét tình trạng sức khỏe của người thụ hưởng, tránh trường hợp thụ hưởng qua đời sau khi nhận được các khoản tiền bồi thường không lâu.
Tuy nhiên, người tham gia không nên đặt bất động sản làm đối tượng thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ nếu vẫn còn người thân. Vì nếu làm vậy, khi người tham gia bảo hiểm qua đời, khoản tiền bồi thường thu được sẽ bị đưa vào tài sản di chúc, và liên quan đến nhiều loại thuế phí khác.
Về cơ bản, bảo hiểm nhân thọ có giá trị rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây không chỉ là một kế hoạch bảo vệ bản thân mà còn là cách quan tâm đến những người thân thương xung quanh.
Vì vậy, chủ hợp đồng nên lựa chọn người thụ hưởng một cách cẩn thận. Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm nhân thọ có thể chọn nhiều đối tượng thụ hưởng khác hay thậm chí là nhiều người với nhiều chương trình bảo hiểm khác nhau, miễn cảm thấy tin tưởng và an tâm.
Nếu có nhiều người thụ hưởng thì nên phân chia như thế nào?
Vơi trường hợp người tham gia lựa chọn nhiều đối tượng thụ hưởng khác nhau thì quyền lợi bồi thường bảo hiểm nhân thọ sẽ được chia theo phần trăm dựa trên số người thụ hưởng. Vì thời gian có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như chính sách bảo hiểm.
Ví dụ: Thời điểm tham gia gói bảo hiểm có giá trị 1 tỷ đồng chia đều cho 2 người thụ hưởng là 2 người con. Nhưng khi người tham gia không may qua đời thì gói bảo hiểm đó có thể có giá trị lên đến 1 tỷ 500 triệu đồng.
Lúc này, doanh nghiệp bảo hiểm không thể phân chia hợp pháp số tiền 500 triệu đồng còn lại, qua đó dễ dẫn đến các vấn đề về pháp lý khác.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp người tham gia hiểu rõ hơn về vấn đề lựa chọn người thụ hưởng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!