Các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Một trong những loại bảo hiểm mà chúng ta thường nghe nhắc đến nhất là bảo hiểm tai nạn. Vậy bảo hiểm tai nạn là gì và có những quyền lợi gì? Bài viết sau đây được Medplus tổng hợp cho bạn các thông tin cần nắm về bảo hiểm tai nạn.
Bảo hiểm tai nạn là gì?
Bảo hiểm tai nạn là gì? Đó là loại hình bảo hiểm hướng đến sức khỏe, thương tật và tính mạng của người được bảo hiểm.
Khi tham gia bảo hiểm tai nạn cá nhân, người được bảo hiểm sẽ được chi trả các chi phí y tế điều trị nếu chẳng may gặp tai nạn dẫn đến nằm viện, thương tật. Ngoài ra còn trả phần trợ cấp trong lúc bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện.
Công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền theo tỷ lệ thương tật của người gặp tai nạn hoặc chi phí y tế phát sinh. Mỗi sản phẩm, công ty bảo hiểm sẽ có chính sách và điều khoản khác nhau về vấn đề chi trả này và sẽ thảo luận với khách hàng trước khi ký kết.
Chúng ta có bắt buộc phải mua bảo hiểm tai nạn không? Có thể phân tích trên hai trường hợp dưới đây:
1. Trường hợp 1: Đối với loại bảo hiểm tai nạn lao động có liên quan đến Bảo hiểm xã hội thì được xem là bảo hiểm tai nạn bắt buộc. Khi ký hợp đồng với người lao động, các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức phải mua loại hình bảo hiểm bắt buộc này cho người lao động.
2. Trường hợp 2: Đối với loại bảo hiểm tai nạn từ các công ty Bảo hiểm thì là bảo hiểm tai nạn tự nguyện. Đây là sản phẩm kinh doanh của các công ty nên nếu người mua có nhu cầu thì có thể tham gia, hoàn toàn không bắt buộc. Loại hình này có những lợi ích như sau:
- Đảm bảo uy tín, phúc lợi của doanh nghiệp đồng thời giúp cho người lao động yên tâm hơn khi làm việc ở những nơi có rủi ro cao.
- Hỗ trợ giải quyết rủi ro tài chính cho doanh nghiệp và người lao động nếu chẳng may có tai nạn xảy đến.
Phạm vi bảo hiểm tai nạn con người là gì?
Theo luật bảo hiểm tai nạn, phạm vi bảo hiểm tai nạn và những thông tin liên quan được quy định như sau:
- Phạm vi bảo hiểm được định nghĩa là những rủi ro, tai nạn xảy ra tại Việt Nam một cách bất chợt, ngoài ý muốn, tác động ngoại lực lên người được bảo hiểm.
- Rủi ro được bảo hiểm: Các trường hợp thương tật hoặc tử vong khi người được bảo hiểm cứu người đang gặp nạn, bảo vệ tài sản quốc gia, tham gia hoạt động xã hội và hoạt động đối phó với người vi phạm pháp luật.
- Ngoài ra trong các cuộc thi đấu thể thao chuyên nghiệp như đua xe, đua ngựa, đấm bốc, đá bóng, lướt ván,… thì người tham gia cũng có thể được bồi thường nếu trước đó đã có thỏa thuận với công ty bảo hiểm về vấn đề này.
1. Các rủi ro nằm trong danh sách bảo vệ của bảo hiểm
Trường hợp nào thì sẽ được bảo hiểm tai nạn bảo vệ? Bao gồm các trường hợp sau:
- Tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn
- Thương tật do Tai nạn
- Bỏng do Tai nạn
- Tử vong do Tai nạn trên các phương tiện giao thông công cộng, hoặc trong thang máy công cộng, hoặc do hỏa hoạn tại các tòa nhà công cộng
- Tử vong do Tai nạn khi di chuyển trên các chuyến bay dân dụng với tư cách là hành khách
Lưu ý: Hầu hết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm đều cần đến các giấy tờ chứng thực, bởi đây là vấn đề thuộc yếu tố chuyên môn, cần có tổ chức uy tín giám định. Vì vậy, để nhận được những lợi ích của bảo hiểm tai nạn khi bạn gặp những sự cố ngoài ý muốn thì trước tiên cần giữ lại những giấy tờ liên quan đến chi phí điều trị, giấy giám định để làm hồ sơ chứng minh.
2. Các rủi ro không thuộc phạm vi được bảo hiểm
Những trường hợp sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm nên sẽ không được bồi thường:
- Có hành vi vi phạm pháp luật, thụ án hình sự, vi phạm giao thông hay bị thương, tai nạn do thực hiện đua xe trái phép, chạy vượt tốc, nồng độ cồn vượt quy định cho phép,…
- Cố ý gây thương tích cho bản thân để hưởng quyền lợi từ bảo hiểm tai nạn.
- Người được bảo hiểm tham gia diễn tập quân sự, lực lượng vũ trang, các hoạt động hàng không hoặc đánh nhau (trừ trường hợp tự vệ).
- Trường hợp khác: cảm đột ngột, xảy thai, trúng gió, bệnh nghề nghiệp, ngộ độc thực phẩm, tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh không theo hướng dẫn của y tế, thiên tai,…
Bảo hiểm tai nạn áp dụng trong những trường hợp nào?
Các chi phí bảo hiểm tai nạn hỗ trợ chi trả
Các chi phí được bảo hiểm chi trả bao gồm:
- Chi phí nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
- Chi phí di chuyển bằng xe cứu thương.
- Chi phí vận chuyển bằng trực thăng khẩn cấp.
- Tiền nhập viện và tiền trợ cấp hàng ngày trong bệnh viện.
- Chi phí chăm sóc chuyên sâu và chăm sóc phục hồi chức năng.
- Chi phí cho các xét nghiệm, kiểm tra chẩn đoán.
- Chi phí dành cho các phương pháp điều trị tiếp theo.
- Chi phí cho phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Những khoản phí sau đây mà bảo hiểm tai nạn sẽ không thực hiện chi trả:
- Chi phí khám chữa bệnh, nằm viện nhưng không do bệnh tật.
- Chi phí phát sinh do tai nạn xảy ra trước thời điểm bạn mua bảo hiểm.
Bảo hiểm tai nạn cá nhân dành cho những đối tượng nào?
Bảo hiểm tai nạn cá nhân tùy theo doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sẽ có sự khác nhau. Chúng tôi khuyến khích những cá nhân là trụ cột gia đình nên ưu tiên mua bảo hiểm tai nạn này bởi nếu bạn là lao động chính của gia đình, thường xuyên phải di chuyển và làm việc bên ngoài thì vẫn có nguy cơ phải đối mặt với nguy hiểm. Khi chẳng may bạn gặp tai nạn không thể đi làm thì bảo hiểm tai nạn cá nhân sẽ phần nào giảm bớt áp lực về mặt tài chính.
Tìm hiểu thêm về bảo hiểm tai nạn tại Medplus, hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm
- [2022] Viêm màng não do lao mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] Viêm não virus do muỗi mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] Ăn kiêng giúp tăng hệ thống miễn dịch và giảm phí bảo hiểm của bạn như thế nào?
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe cá nhân: các gói bảo hiểm sức khỏe cá nhân liên quan và các điều khoản bao gồm – loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm
- [2022] Bảo hiểm ô tô có bảo hiểm cho ô tô của bạn trong trường hợp thiệt hại do lũ lụt
- [2022] Tại sao phải so sánh các chương trình bảo hiểm sức khỏe trực tuyến?
- [2022] Tổn thương não mua bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia được không?
- Lợi ích của việc mua bảo hiểm cho bé đến 18 tuổi
- 3 tiêu chí đánh giá hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
- Bảo hiểm bổ trợ: Có nên tham gia để gia tăng quyền lợi? [2023]