Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động là vô cùng cần thiết đối với những người lao động, công nhân kỹ sư làm việc tại các công trường xây dựng. Nguy cơ bị tai nạn lao động khi làm việc tại các công trường, công trường xây dựng thường cao gấp nhiều lần so với các môi trường làm việc khác.
Do đó, để bảo vệ an toàn về tính mạng và thân thể con người, việc tuân thủ tuyệt đối các quy định an toàn lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động 24/24h là bắt buộc. Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về chương trình bảo hiểm này nhé!
Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
Bảo hiểm tai nạn lao động là hình thức bồi thường cho các sự cố hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình lao động làm tổn thất đến tài sản và sinh mạng của con người, cùng với trách nhiệm hoàn thành công việc, nghĩa vụ lao động.
Mỗi năm, tai nạn lao động vẫn giữ tỉ lệ cao nhất trong các vụ tai nạn trên toàn cầu và chỉ xếp dưới tai nạn giao thông. Do vậy, yêu cầu đảm bảo an toàn lao động phải là nội dung cần nhấn mạnh hàng đầu tại hệ thống văn bản luật lao động.
Tại Việt Nam, một số loại tai nạn liên quan đến lao động như: Tai nạn trong giờ làm việc; Tai nạn lao động ngoài giờ làm việc hoặc bên ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Tai nạn khi công tác hoặc trở về nhà trên quãng đường từ nơi ở đến nơi làm việc.
Tai nạn giao thông: đi lại trên đường để thực hiện một nhiệm vụ được giao của chủ doanh nghiệp thuộc nghĩa vụ của người lao động. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động là do thiếu tuân thủ các nội quy an toàn lao động.
Môi trường lao động có nguy cơ xảy ra tai nạn cao
Bên cạnh đó, những yếu tố bất ngờ, nguy hiểm không thể lường trước dẫn đến số vụ tai nạn tiếp tiếp tăng cao. Những môi trường lao động có nguy cơ tai nạn cao phải kể đến như:
- Công trình, công trường xây dựng: Người lao động cần leo trèo cao, mang vác đồ vật cồng kềnh, nhiều vật liệu dễ rơi hoặc gây va chạm…
- Các lò giết mổ gia súc: Tiếp xúc với gia súc dễ bị cắn, thường xuyên tiếp xúc với dao kéo, nền đất trơn trượt do mỡ, máu động vật gây ngã và va chạm với các vật sắc nhọn rất nguy hiểm.
- Môi trường làm việc điện lực: Cần tiếp xúc gần với nguồn điện nguy hiểm, leo trèo cao có thể gây choáng váng, chóng mặt mất thăng bằng.
- Môi trường tiếp xúc với máy móc cơ khí: Dễ xảy ra tai nạn nếu bất cẩn, mất tập trung hoặc vô tình để máy móc cuốn vào quần áo, tóc hoặc những vật dụng cầm trên tay.
- Môi trường làm việc thường xuyên đi lại trên đường: Việc thường xuyên tham gia giao thông của công việc cũng dễ dẫn đến rủi ro tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông tại Việt Nam rất phổ biến nên việc thường xuyên đi lại sẽ đồng nghĩa với việc dễ xảy ra tai nạn hơn.
Hậu quả trực tiếp từ tai nạn lao động là tổn hại về thể chất và sức khỏe của người lao động, dẫn đến hiệu quả công việc kém, thậm chí tử vong. Hậu quả gián tiếp là các gia đình công nhân mất đi một nguồn thu nhập chính.
Nhiều trường hợp, người lao động là trụ cột duy nhất, đặt gánh nặng tài chính nặng nề lên những người trong gia đình. Chính vì vậy, Pháp luật nước ta luôn yêu cầu chủ doanh nghiệp cần có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu số vụ tai nạn và phải lo chi phí chữa trị cho người không may gặp tai nạn.
Bảo hiểm tai nạn lao động là một phương tiện hiệu quả để chuyển gánh nặng chi phí y tế cho công ty bảo hiểm vì nó không nhỏ, có thể vượt quá khả năng kinh tế của chủ doanh nghiệp.
Để tránh tình trạng chủ doanh nghiệp chủ quan, không muốn chi tiền tham gia bảo hiểm tai nạn lao dộng cho nhân viên, dẫn đến hậu quả lớn.
Chính Phủ, Bộ tài chính nước ta đã quy định trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc với những ngành nghề có nguy cơ tai nạn cao. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp người tham gia hiểu rõ hơn về sự cần thiết của bảo hiểm tai nạn lao động. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!