Trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản, thuật ngữ “mức khấu trừ” rất thường được sử dụng. Như vậy, mức khấu trừ bảo hiểm có ý nghĩa là gì và được áp dụng như thế nào trong thực tế? Bài viết sau đây của Medplus sẽ cung cấp thêm các thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung trên.
Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản là gì?
Mức khấu trừ trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là một khoản chi phí mà người mua bảo hiểm phải chịu trước khi doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành chi trả phần còn lại của tổn thất. Số tiền mức khấu trừ này được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, có thể là một con số hoặc một phần trăm giá trị bảo hiểm.
Trong trường hợp tổn thất nhỏ hơn mức khấu trừ, đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ không chi trả phần thiệt hại đó. Tuy nhiên, nếu tổn thất lớn hơn mức khấu trừ, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả số tiền đền bù theo đúng phạm vi quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
Các loại mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay
Các trường hợp liên quan đến sức khoẻ và thể chất con người thường không áp dụng mức khấu trừ. Điều này có nghĩa là mức khấu trừ với thiệt hại về con người được tính là bằng 0 trong bảo hiểm tài sản.
Hiện nay, mức khấu trừ thường xuất hiện trong các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm ô tô và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Mức khấu trừ trong các gói bảo hiểm phổ biến như sau:
Mức khấu trừ bảo hiểm ô tô
Bảo hiểm ô tô là một trong những loại hình bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay. Mức khấu trừ trong bảo hiểm ô tô được tính dựa trên loại xe và loại hình bảo hiểm được mua.
Với xe gia đình, mức khấu trừ khi xảy ra tai nạn là 500.000 VNĐ/vụ. Còn với xe kinh doanh, mức khấu trừ sẽ cao hơn là 1.000.000 VNĐ/vụ. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn cho các phương tiện lưu thông trên đường.
Ngoài ra, bảo hiểm vật chất, thân vỏ xe ô tô cũng có thể áp dụng mức khấu trừ khi tiến hành sửa chữa xe. Tuy nhiên, mức khấu trừ này chỉ tính trên từng vụ sửa chữa.
Mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ
Các doanh nghiệp cũng phải đóng bảo hiểm cháy nổ theo quy định của Chính phủ. Mức lệ phí và mức khấu trừ được quy định đầy đủ và rõ ràng trong Nghị định 23/2018/NĐ-CP.
Đối với bảo hiểm tài sản, mức khấu trừ phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm đã mua. Với số tiền bảo hiểm dưới 2 tỷ đồng, mức khấu trừ là 4 triệu đồng. Còn với số tiền bảo hiểm từ 2 đến 10 tỷ đồng, mức khấu trừ là 10 triệu đồng. Số tiền bảo hiểm càng lớn, mức khấu trừ càng cao, ví dụ như với số tiền bảo hiểm trên 1000 tỷ đồng, mức khấu trừ sẽ được thoả thuận trực tiếp.
Ý nghĩa mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản
Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản là một phương thức để giảm thiểu những khoản đền bù với số tiền nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều đến vấn đề tài chính của người được bảo hiểm. Đồng thời, việc đặt mức khấu trừ phù hợp cũng giúp giảm thiểu mức phí tham gia mà người mua bảo hiểm phải chi trả.
Thường thì mức khấu trừ bảo hiểm tài sản sẽ tỷ lệ nghịch với mức phí tham gia bảo hiểm. Nghĩa là, nếu muốn giảm tỷ lệ phí tham gia, khách hàng cần gia tăng mức khấu trừ tương ứng và ngược lại. Mức khấu trừ càng cao thì mức phí phải trả càng thấp, giúp chủ hợp đồng giảm chi phí khi tham gia bảo hiểm.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp người tham gia hiểu rõ hơn về mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
- 24 Loại trừ bảo hiểm sức khỏe PJICO theo quy tắc bảo hiểm mới nhất 2022
- 3 yếu tố giúp xác định bạn nên chọn bảo hiểm sức khỏe trong nước hay nước ngoài
- Bảo hiểm có kỳ hạn – Chọn đúng số tiền bảo hiểm theo chương trình bảo hiểm [2023]
- Hiểu đúng, hiểu rõ bảo hiểm nhân thọ trước khi mua [2023]
- Bảo hiểm sức khỏe – 6 lý do tại sao yêu cầu sức khỏe không dùng tiền mặt của bạn có thể bị từ chối