Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô có ưu điểm giúp phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong các tình huống hư hỏng do tai nạn, thiên tai, trộm cắp… Vậy làm thế nào để được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về bảo hiểm thân vỏ xe ô tô trong bài viết dưới đây nhé!
I. Chủ phương tiện cần làm gì khi xảy ra tai nạn?
Các chủ hợp đồng khi tham gia bảo hiểm thân vỏ xe ô tô sẽ được bảo vệ trước những thiệt hại do trường hợp tai nạn ngẫu nhiên, không lường trước được, nằm ngoài kiểm soát (bị tông, lật, các vật thể khác rơi, va chạm vào…) và các trường hợp do thiên tai bão lụt, động đất…; mất cắp, bị cướp xe,…
Khi gặp bất kỳ trường hợp nào nêu trên, chủ phương tiện có thể chủ động lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:
- Đối với thiệt hại nhẹ: Nếu phương tiện của khách hàng chỉ bị thiệt hại nhẹ, trầy xước, móp méo… do các sự cố được hưởng bảo hiểm thân vỏ xe gây ra.
Người được bảo hiểm có thể liên hệ đến công ty cung cấp và mang ô tô của mình đến các trung tâm sửa chữa có liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm để được giám định tổn thất và hỗ trợ sửa chữa. - Đối với thiệt hại nghiêm trọng: Nếu xe bị va chạm nghiêm trọng, người tham gia bảo hiểm thân vỏ xe cần gọi ngay đến doanh nghiệp để nhân viên đến hỗ trợ chụp ảnh hiện trường và tiến hành các bước xử lý tiếp theo.
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm thân vỏ xe không có văn phòng gần khu vực hiện trường xảy ra tai nạn thì có thể hướng dẫn người mua chụp ảnh hiện trường và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, mang phương tiện đi giám định tổn thất để xác định khoản bồi thường.
II. Thủ tục làm bảo hiểm thân vỏ xe ô tô gồm những gì?
Quy trình thực hiện thủ tục nhận quyền lợi bảo hiểm thân vỏ xe sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1. Thông báo tai nạn khi xảy ra sự cố
Trong trường hợp xảy ra thiệt hại, bên mua phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm qua đường dây nóng ghi trên hợp đồng bảo hiểm thân vỏ xe và làm theo hướng dẫn của tư vấn viên.
Ngoài ra, người bị thiệt hại còn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, đồng thời thông báo cho các cơ quan liên quan hoặc chính quyền địa phương để trình báo sự việc.
Cần kịp thời báo cho doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra tai nạn để được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm. Trong trường hợp báo cáo muộn hoặc không chính xác, bên bảo hiểm có thể áp dụng các hình thức xử phạt (mức phạt từ 10% đến 50% tổng chi phí sửa chữa) hoặc từ chối thanh toán đền bù.
Bước 2. Giám định tổn thất
Bên cung cấp bảo hiểm thân vỏ xe thường cử nhân viên đến hiện trường tai nạn để giám định tổn thất, trừ một vài tình huống như:
- Tổn thất nhẹ, dễ xác định nguyên nhân và thiệt hại.
- Tai nạn được Cảnh sát giao thông xử lý theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện bất khả kháng như khoảng cách xa không thể đến hiện trường giám định.
Sau khi được các bên liên quan giải quyết hoàn tất, phương tiện được đưa đến xưởng sửa chữa do doanh nghiệp bảo hiểm thân vỏ xe chỉ định hoặc bên chủ xe yêu cầu.
Bước 3. Xử lý bồi thường bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Song song trong quá trình giám định thiệt hại, bên chủ phương tiện có thể hoàn thiện hồ sơ thiệt hại theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm thân vỏ xe. Các loại giấy tờ sẽ được quy định rõ tùy theo từng doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc hưởng quyền lợi bảo hiểm thân vỏ xe ô tô. Vì vậy, chủ phương tiện bị tai nạn cần chủ động liên hệ với doanh nghiệp bảo hiểm để các bên phối hợp lập biên bản, thu thập thêm chứng cứ để đi đến thống nhất về mức bồi thường mà mình được nhận.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
- 15 điều cần cân nhắc trước khi mua bảo hiểm sức khỏe năm 2022
- Bảo hiểm nhân thọ: Giải pháp duy trì hợp đồng [2023]
- Ưu nhược điểm của bảo hiểm sức khỏe ngắn hạn [2023]
- Hướng dẫn 3 cách để mua Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia ở Ninh Thuận nhanh chóng
- 5 lầm tưởng phổ biến về kế hoạch bảo hiểm sức khỏe